Tại Việt Nam, thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme phân bố trải dài từ vùng Tây Bắc qua Trường Sơn - Tây Nguyên vào Nam Bộ. Các dân tộc nhóm Môn - Khơme đã có quá trình giao lưu văn hoá lâu dài với các dân tộc cộng cư trong từng vùng. Ở Tây Bắc và miền núi tỉnh Nghệ An, họ chịu ảnh hưởng đậm nét của người Thái; còn ở Tây Nguyên, giữa họ và các dân tộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo có nhiều yếu tố chung hoặc tương đồng; trong khi đó ở Nam Bộ là sự giao tiếp văn hoá giữa người Khơme và người Việt.
Các tộc người nhóm Môn - Khơ Me ở khu vực Tây Bắc, Trường Sơn - Tây Nguyên chủ yếu dùng gùi làm phương tiện vận chuyển, một số tộc người Tây Bắc còn sử dụng dậu để gánh. Vùng sông nước Nam Bộ, đồng bào Khơ Mer vận chuyển bằng thuyền và xe bò.
Các tộc người nhóm Môn - Khơ Me đã sáng tạo ra nhiều nhạc cụ phong phú, không chỉ sử dụng trong những dịp lễ hội mà trong cả sinh hoạt đời thường. Rượu cần là đồ uống phổ biến của cư dân Tây Nguyên. Chế biến và uống rượu cần đã trở thành phong tục, nét văn hoá trong đời sống của đồng bào.