Dân tộc

Khơ mú

Nhóm ngôn ngữ

Môn Khơme

Lượt yêu thích

error 1772 Yêu thích

error
Thông tin chi tiết
Ảnh 360
Video
Hiện vật 3D

Dân số: 90.612 người

(số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019)

 

Khơ Mú là một trong những cư dân đã cư trú lâu đời nhất ở miền Tây Bắc Việt Nam. Bộ phận Khơ Mú cư trú tại miền núi các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An do chuyển cư từ Lào sang.

 

Đến nay ở nhiều vùng người Khơ-mú vẫn còn du canh du cư. Hái lượm săn bắn giữ vị trí quan trọng, nhất là lúc giáp hạt. Làng bản của họ thường cách xa nhau, nhỏ bé, ít dân. Nhà cửa phần lớn làm sơ sài, đồ dùng trong nhà cũng ít ỏi. Sắc thái Khơ-mú thể hiện ở trang phục hầu như đã bị phai mờ tuy trang phục của phụ nữ còn có đôi điểm riêng biệt.

 

   

 

Các họ của người Khơ-mú thường mang tên một loài thú, một loại chim hay một thứ cây nào đó. Mỗi dòng họ coi thú, chim, cây ấy là tổ tiên ban đầu của mình và họ kiêng giết thịt và ăn thịt các loại động vật, thực vật này. Mỗi dòng họ có huyền thoại kể về lai lịch của tổ tiên chung, người cùng dòng họ coi nhau là anh em ruột thịt.

 

  

 

Ở gia đình Khơ-mú, vợ chồng bình đẳng, chung thuỷ. Người Khơ-mú có tục cưới ở rể một năm, sau đó mới đưa vợ về nhà mình. Khi ở nhà vợ, người chồng đổi họ theo vợ, còn nếu có con thì con theo họ mẹ, trái lại khi về nhà chồng thì vợ phải đổi họ theo chồng và các con lại mang họ bố. Người cùng dòng họ không được lấy nhau, nhưng con trai cô được lấy con gái cậu. Trong việc dựng vợ gả chồng và trong cuộc sống gia đình, vai trò của người cậu đối với các cháu rất quan trọng.

 

Dân tộc Khơ-mú vốn có truyền thống văn hoá lâu đời, tuy cuộc sống vật chất còn nghèo, nhưng cuộc sống tinh thần khá dồi dào.