Dân tộc

Chơ-ro

Nhóm ngôn ngữ

Môn Khơme

Lượt yêu thích

error 1651 Yêu thích

error
Thông tin chi tiết
Ảnh 360
Video
Hiện vật 3D

Dân số: 29.520 người

(số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019)

 

Đồng bào dân tộc Chơ ro cư trú tập trung ở tỉnh Đồng Nai. Theo các nguồn sử liệu, người Châu Ro được xem là cư dân bản địa/cư dân gốc, cư dân tại chỗ của Đồng Nai.

 

Trước đây, người Chơ ro cư trú thành từng làng (bon/palây) với một khu vực đất đai riêng biệt. Làng là một công xã thị tộc, mọi người trong làng đều có quan hệ huyết thống. Thậm chí cả làng là một nhà hoặc là một làng có nhiều nhóm tông tộc. Mỗi làng thường có từ một hay nhiều nhà sàn dài mà trong đó cư trú nhiều thành viên, thế hệ của một dòng họ. Trong cộng đồng, uy thế của vị tộc trưởng được đánh giá cao; trên đó là ban hội của các tộc trưởng có vị già làng chỉ huy.

 

 

 

Phụ nữ Chơ ro mặc váy quấn kiểu chui đầu, đàn ông đóng khố, trời lạnh có thêm tấm vải choàng. Phụ nữ thường đeo đồ trang sức là các chuỗi hạt cườm ngũ sắc, vòng đồng, vòng bạc hoặc hoa tai. Trong hôn nhân, tuy nhà trai hỏi vợ cho con, nhưng lễ cưới tổ chức tại nhà gái, chàng trai phải ở rể vài năm rồi vợ chồng làm nhà ở riêng.

 

Người Chơ ro vốn ở nhà sàn, lên xuống ở đầu hồi. Từ mấy chục năm nay, đồng bào đã hoàn toàn quen ở nhà trệt. Trong nhà đồ đạc đơn giản, chỉ chiêng và ché được coi là quý giá. Gần đây nhiều gia đình có thêm tài sản mới như xe đạp.

 

Người Chơ ro tin mọi vật đều có "hồn" và các "thần linh"chi phối vô hình đối với con người, khiến con người đều phải kiêng kỵ và cúng tế. Lễ cúng "thần rừng" và "thần lúa" là quan trọng. Khi chôn người chết theo truyền thống Chơ-ro, đồng bào dùng quan tài độc mộc, đắp nấm mộ hình bán cầu. Sau 3 ngày kể từ hôm mai táng, gia đình có tang làm lễ "mở cửa mả".

 

Người Chơ ro sinh sống chủ yếu nhờ làm nương rẫy và ruộng nước. Rẫy của người Chơ ro là rẫy đa canh, mỗi năm gieo trồng một vụ với nhiều loại cây trồng khác nhau.