Dân tộc

Giẻ-triêng

Nhóm ngôn ngữ

Môn Khơme

Lượt yêu thích

error 1752 Yêu thích

error
Thông tin chi tiết
Ảnh 360
Video
Hiện vật 3D

Dân số: 63.322 người

(số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019)

 

Dân tộc Giẻ Triêng cư trú ở tỉnh Kon Tum và miền núi tỉnh Quảng Nam. Họ là cư dân gắn bó rất lâu đời ở vùng quanh quần sơn Ngọc Linh.

 

Dân làng thuộc các họ khác nhau, từng họ có truyền thuyết về cội nguồn của mình, có tên gọi và có kiêng cữ riêng. Xưa kia, có những họ của nữ, có những họ của nam. Quan hệ cộng đồng trong làng thường xuyên và khá chặt chẽ. "Già làng" có uy tín cao nhờ hiểu biết, nhiều kinh nghiệm, cũng thường là người có cộng lập làng.

 

  

 

Người Giẻ Triêng sống trong nhà sàn dài, nhiều nơi làm mái đầu hồi uốn khum hình mu rùa. Thường thì các nhà trong làng được xếp thành hình tròn xung quanh nhà rông. Khác với nhà rông của một số tộc, nhà Rông Giẻ-triêng được chia làm hai nửa bởi hành lang chạy dọc: một nửa của nam giới, một nửa của nữ giới.

 

   

 

Theo tục lệ cũ, trẻ em trai khoảng 10 tuổi bắt đầu ngủ đêm tại nhà rông, khoảng 13-15 tuổi thì cà răng và sau đó vài ba năm sẽ lấy vợ. Đồng bào Giẻ Triêng còn giữ những phong tục riêng trong cưới xin, mà tiêu biểu là Bó củi hứa hôn hay củi chồng vợ. Khi đến tuổi biết yêu đương, các cô gái thường lên rừng đốn củi mang về nhà xếp thành bó để sau này cõng về nhà chàng trai mà mình sẽ lấy làm chồng. Củi xấu hay đẹp, cong hay thẳng, nhiều hay ít thể hiện sự chăm chỉ, khéo léo, sự trưởng thành và khả năng làm chủ gia đình của người phụ nữ. Cô gái phải chuẩn bị đủ 100 bó củi đẹp để nộp cho nhà trai. Đôi vợ chồng mới cưới thường ở nhà cùng cha mẹ vợ khoảng 3-4 năm rồi chuyển sang ở nhà bố mẹ chồng 3-4 năm, cứ luân phiên như thế cho đến khi cha mẹ một bên qua đời mới định cư một chỗ.

 

Người Giẻ Triêng tin mọi thứ đều có "hồn", thần linh, nên việc cúng bái và xem điềm báo lành, dữ là phổ biến. Vật tế thần lớn nhất là con trâu. Ngoài các lễ nghi của từng gia đình, vài năm một lần cả làng tổ chức chung lễ cúng cầu an, tạ ơn thần linh, có đâm trâu. Người chết được chôn trong quan tài độc một, có đẽo tượng đầu trâu, huyệt đào rất nông, đưa đám tang chỉ có vài người nhà và sau một thời gian thì làm lễ bỏ mả để đoạn tang.