Dân tộc

Ba Na

Nhóm ngôn ngữ

Môn Khơme

Lượt yêu thích

error 1572 Yêu thích

error
Thông tin chi tiết
Ảnh 360
Video
Hiện vật 3D

Dân số: 286.910 người

(số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019)

 

Dân tộc Ba Na là một trong những dân tộc thiểu số đông dân cư nhất tại vùng Tây Nguyên. Địa bàn cư trú của họ khá rộng ở nam Kon Tum, bắc Gia Lai và phía tây tỉnh Bình Định. Họ là cộng đồng dân tộc thiểu số đầu tiên ở Tây Nguyên biết đọc, biết viết và biết làm tính. Năm 1861, chữ Ba Na viết theo mẫu tự la tinh như chữ quốc ngữ được đặt ra và tồn tại, phát triển cho đến ngày nay.

 

Người Ba Na sống chủ yếu nhờ trồng rẫy. Bên cạnh đó, họ cũng rất khéo trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mỗi làng đều có lò rèn. Một số nơi còn biết làm đồ gốm đơn sơ, phụ nữ tự túc đồ mặc trong gia đình. Đàn ông đan đó, lưới, các loại gùi, giỏ, mủng...

 

  

 

Người Ba Na có bản tính mộc mạc, chất phác, hiền lành. Người Ba Na có nước da ngăm đen. Trước đây, đàn ông để tóc dài tới cổ, ngày nay thì tóc ngắn hơn.

 

  

 

Họ cư trú trên nhà sàn, cửa ra vào mở về phía mái, trên hai đầu đốc đều có trang trí hình sừng, ở giữa làng được xây cất một ngôi nhà công cộng - nhà làng, nhà rông với hai mái vồng và cao vút. Ðó là nhà khách của làng, nơi diễn ra mọi sinh hoạt chung của cộng đồng làng như giáo dục thanh thiếu niên, tổ chức nghi lễ, hội làng, xử án...Nghệ thuật chạm khắc gỗ của người Ba Na độc đáo. Những hình thức trang trí sinh động trên nhà rông và đặc biệt những tượng ở nhà mồ… mộc mạc, đơn sơ, tinh tế và sinh động.

 

 

 

Người Ba Na được tự do tìm hiểu và lựa chọn bạn đời, việc cưới xin đều theo nếp cổ truyền. Vợ chồng trẻ ở luân phiên mỗi bên một thời gian theo thoả thuận giữa hai gia đình, sau khi sinh con đầu lòng mới dựng nhà riêng. Dân làng không đặt trùng tên nhau. Nếu trùng tên, khi gặp nhau, họ làm lễ kết nghĩa, tuỳ tuổi tác mà xác lập quan hệ thứ bậc. 

 

Ở người Ba Na, con cái được thừa kế gia tài ngang nhau. Trong gia đình mọi người sống hoà thuận bình đẳng. Người Ba Na thờ nhiều "thần linh" liên quan tới cuộc sống con người. Họ quan niệm con người chết đi hoá thành ma, ban đầu ở bãi mộ của làng, sau lễ bỏ mả mới về hẳn thế giới tổ tiên. Lễ bỏ mả được coi như lần cuối cùng tiễn biệt người chết. 

 

Lễ mừng lúa mới của người Ba Na được tổ chức sau mỗi vụ thu hoạch lúa gạo với các vũ điệu truyền thống cùng đội nhạc cồng chiêng đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Nguyên.