Dân tộc

MNông

Nhóm ngôn ngữ

Môn Khơme

Lượt yêu thích

error 1767 Yêu thích

error
Thông tin chi tiết
Ảnh 360
Video
Hiện vật 3D

Dân số: 127.334 người

(số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019)

 

Đồng bào cư trú tập trung ở phía nam tỉnh Đắc Lắc một phần tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước, ở những nơi có địa hình bằng phẳng, xen kẽ giữa các thung lũng và sống gần sông, suối, hồ, đầm… Mỗi buôn thường có vài chục nóc nhà, ông trưởng buôn đóng vai trò to lớn trong dân làng. Nam nữ già trẻ ai cũng thích rượu cần và thuốc lá cuốn.

 

Người M’Nông sống gần gũi với thiên nhiên, nên từ xa xưa đã hình thành mối quan hệ tinh thần với rừng. Người M’Nông thường nói: “ Rừng là mái nhà che chở, bao bọc cho người M’Nông, rừng cũng là nơi ở của các vị thần linh mà người M’Nông có thể khẩn cầu sự giúp đỡ mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống”.

 

Người M’nông làm rẫy là chính. Vật nuôi thông thường ở trong các gia đình là trâu, chó, dê, lợn, gà. Người M’nông ở Bản Đôn có nghề săn và thuần dưỡng voi nổi tiếng. Nghề thủ công có dệt vải sợi bông và đan lát các dụng cụ như gùi, giỏ, mùng.

 

 

 

Người M’nông theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, trong gia đình người vợ giữ vị trí chính, nhưng người chồng không bị phân biệt đối xử, họ sống tôn trọng nhau, cha mẹ về già thường ở với con gái út.

 

Theo nếp cũ, đến tuổi trưởng thành, người M’nông phải cà răng mới được yêu đương lấy vợ lấy chồng. Phong tục cưới xin gồm 3 bước chính là dạm hỏi, lễ đính hôn, lễ cưới. Sau khi cưới, chàng rể thường về ở nhà vợ. Nhưng cũng có nơi đôi vợ chồng trẻ ở phía nào là tuỳ thoả thuận giữa hai gia đình. Người M’nông thích nhiều con, nhất là con gái. Sinh con sau một năm mới đặt tên chính thức.

 

Nhạc cụ của người M’Nông với các bộ cồng chiêng, kèn bầu, kèn sừng trâu, kèn môi, đàn độc huyền, đặc biệt đàn đá mang âm hưởng của núi rừng Tây Nguyên vẫn được lưu truyền đến ngày nay.