Dân tộc

Cơ-ho

Nhóm ngôn ngữ

Môn Khơme

Lượt yêu thích

error 1926 Yêu thích

error
Thông tin chi tiết
Ảnh 360
Video
Hiện vật 3D

Dân số: 200.800 người

(số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019)

 

Cơ-ho là dân tộc thiểu số sống lâu đời ở khu vực phía Nam Tây Nguyên. Người K’ho trước đây cư trú chủ yếu trên các vùng núi cao, cuộc sống khá tách biệt, nên vẫn giữ được nhiều nét phong tục tập quán văn hoá truyền thống.

 

Người Cơ-ho sống trong các Bon (làng), đứng đầu bon là già làng (Kuang bon). Già làng là hiện thân của truyền thống và là yếu tố tinh thần tạo sự thống nhất trong cộng đồng. Bon (làng) của người Cơ-ho là kiểu một công xã nông thôn mang đậm dấu ấn của thị tộc mẫu hệ. Các gia đình chung sống trong những căn nhà dài, kế cận nhau theo nhóm dòng họ.

 

 

 

Cộng đồng Cơ-ho vẫn tồn tại hai hình thức gia đình theo chế độ mẫu hệ: gia đình lớn và gia đình nhỏ. Trong hôn nhân, người Cơ-ho có tập tục “ bắt chồng”. Theo tập tục này, người phụ nữ chủ động trong hôn nhân. Con gái khi lấy chồng phải đáp ứng yêu cầu thách cưới của phía nhà trai.

 

Là cư dân sống bằng nghề nông nghiệp và theo tín ngưỡng đa thần, nên mỗi khi tổ chức các lễ hội nông nghiệp, người Cơ-ho thường dựng cây nêu để mời gọi Yàng về dự, chứng kiến và cùng chung vui với buôn làng. Người Cơ-ho rất coi trọng nông nghiệp trồng lúa, nên có nhiều lễ hội tạ ơn thần lúa như: lễ gieo sạ lúa, lễ cúng dưỡng lúa, lễ mừng lúa mới, lễ rửa chân trâu. Trong đó Lễ đâm trâu (nho sa rơ-pu) là một nghi lễ linh đình, thường được tổ chức sau khi thu hoạch xong mùa màng, chuẩn bị vào mùa rẫy mới. Trong các nghi lễ này, người Cơ-ho dùng nhiều nhạc cụ cổ truyền. Bên bếp lửa và ché rượu cần, già làng kể cho con cháu nghe nhiều sự tích, truyền thuyết, huyền thoại, giảng giải thơ, ca dao về giống nòi và quê hương.

 

Vốn văn học dân gian Cơ-ho rất phong phú. Người Cơ-ho có nhiều vũ khúc cổ truyền. Chiêng, trống da nai, khèn bầu, khèn môi, đàn 6 dây, sáo... là những nhạc cụ cổ truyền với âm sắc độc đáo và có cấu tạo mang bản sắc dân tộc.