Dân tộc

Khơ me

Nhóm ngôn ngữ

Môn Khơme

Lượt yêu thích

error 1706 Yêu thích

error
Thông tin chi tiết
Ảnh 360
Video
Hiện vật 3D

Dân số: 1.319.652 người

(số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019)

 

Mgười Khmer sinh sống lâu đời ở đồng bằng sông Cửu Long, tập trung ở các phum, sóc, ấp tại Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang. Người Khmer có tiếng nói và chữ viết riêng.

 

Người Khmer có truyền thống thâm canh lúa nước từ lâu đời. Người Khmer nổi tiếng với nghề làm đường từ cây thốt nốt. Nguyên liệu được lấy từ quả cây thốt nốt rất phổ biến ở vùng đồng bằng Nam bộ.

 

 

 

Nhà của người Khmer làm đơn giản, mái lợp lá dừa nước, ít nhà lợp ngói. Nhà thường làm theo kiểu mái dài về phía sau. Đồng bào làm nhà thường dùng con số lẻ như chiều cao 5m, 7m và cửa thường quay về hướng đông.

 

Người Khơ-me sùng kính đạo Phật. Đối với người Khmer, chùa chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Mỗi ấp đều có một ngôi chùa. Từ lâu, chùa Khmer không chỉ là nơi diễn ra các sinh hoạt tôn giáo mà còn là điểm sinh hoạt văn hoá của đồng bào. Sư sãi trong chùa rất được tôn trọng. Mỗi chùa có nhiều sư và do sư cả đứng đầu. Qui mô ngôi chùa phản ánh sự giàu nghèo của cư dân trong vùng.

 

Với người Khmer, vào chùa đi tu là để chuẩn bị cho cuộc sống tương lai. Thanh niên người Khmer trước khi trưởng thành thường đến chùa tu học để trau dồi đức hạnh và kiến thức. Hiện nay ở Nam bộ có khoảng 450 chùa Khơ-me. Nhà chùa thường dạy kinh nghiệm sản xuất, dạy chữ Khmer.