Dân tộc

Tà-ôi

Nhóm ngôn ngữ

Môn Khơme

Lượt yêu thích

error 1841 Yêu thích

error
Thông tin chi tiết
Ảnh 360
Video
Hiện vật 3D

Dân số: 52.356 người

(số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019)

 

Dân tộc Tà-ôi bao gồm 3 nhóm: Ta-uốt (Ta-ôi, Tà-hoi), Pa Cô, Ba Hi. Đồng báo sống tập trung ở huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế) và Hương Hoá (Quảng Trị). Tiếng Tà-ôi thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer và gần gũi với tiếng Bru-Vân Kiều, Cơ-tu.

 

 

 

Từng dòng họ người Tà-ôi có riêng tên gọi, có kiêng kị nhất định, có truyền thuyết lý giải về tên gọi và điều kiêng cữ ấy. Con cái đều lấy họ theo cha, chỉ con trai được thừa hưởng gia tài. Trưởng họ đóng vai trò quan trọng trong cả việc làng.

 

   

 

Làng người Tà-ôi theo truyền thống có một ngôi nhà công cộng kiểu nhà rông dựng giữa làng: có vùng lại chỉ có ngôi "nhà ma" dựng ngoài rìa khu gia cư để tụ hội dân làng khi có lễ hội và sinh hoạt chung. Nhà ở là nhà sàn dài, trong nhà ngăn phên thành từng buồng cho mỗi gia đình nhỏ, ngoài ra không có gian chung để cho gia đình hội họp và tiếp khách. Trước kia có những nhà dài khoảng 100 mét. Hiện nay nhà dài có xu hướng giảm dần.

 

   

 

Thanh niên nam nữ Tà-ôi tự do tìm hiểu nhau qua tục đi "sim" tình tự nơi chòi rẫy. Họ trao vật làm tin cho nhau, rồi nhà trai nhờ người mai mối.

 

 

Người Tà-ôi tin vào đa thần và có nhiều lễ hội cúng Giàng (thần) phù hộ cho người, cho mùa màng và gia súc.

 

Đồng bào có tục người chết được vài năm, dòng họ sẽ tổ chức cải táng, lúc này mới làm nhà mồ đẹp, trang trí công phu và dựng tượng quanh bờ rào mồ.

 

Kho tàng văn học của người Tà Ôi phong phú với nhiều tục ngữ, ca dao, câu đố, có nhiều truyện cổ kể về các chủ đề phong phú: nguồn gốc tộc người, nguồn gốc dòng họ, cuộc đấu tranh giữa kẻ giàu người nghèo, giữa cái thiện với cái ác, tình yêu chung thuỷ... Chiêng, cồng, đàn, sáo, kèn, trống, khèn là những loại nhạc cụ thường gặp ở đồng bào Tà-ôi, trong đó có đàn ta-lư nổi tiếng.