Dân tộc

Hrê

Nhóm ngôn ngữ

Môn Khơme

Lượt yêu thích

error 1824 Yêu thích

error
Thông tin chi tiết
Ảnh 360
Video
Hiện vật 3D

Dân số: 149.460 người

(số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019)

 

Dân tộc Hrê có quá trình sinh tụ lâu đời ở vùng Trung Trung bộ của Việt Nam, thuộc dãy Trường Sơn miền tây tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum và ở các tỉnh Tây Nguyên.

 

Từ xa xưa, người Hrê đã tổ chức cuộc sống cộng đồng theo Plài làng, tập hợp theo quan hệ dòng máu và địa vực, sống trong tinh thần hòa mục đoàn kết nhân ái, mỗi Plài có một già làng có uy tín, quyền lực, điều hành mọi công việc. Gia đình người Hrê thuộc gia đình phụ hệ, đại gia đình phụ hệ (thuộc 3, 4 thế hệ), đông từ 20 đến 30 người. Mọi người cùng sống chung trong một mái nhà sàn, cùng làm cùng hưởng, bình đẳng về vật chất lẫn tinh thần.

 

   

 

Vai trò già làng và người phụ nữ trong gia đình được đề cao trong cuộc sống gia đình và cộng đồng. Sự phân công lao động được quy định rõ ràng, người đàn ông làm những công việc nặng nề to lớn như phát rẫy, cày bừa, làm nhà cửa, lo cúng tế, dạy con trai biết làm rẫy, làm ruộng, săn bắn, đánh bắt cá, đan lát, … Người phụ nữ làm công việc nội trợ, chăn nuôi heo gà, chăm lo con cái, dệt vải, thu hoạch lúa, dạy con gái biết làm những công việc của người vợ, người mẹ trong gia đình.

 

  

 

Người Hrê bản tính vốn thật thà chất phác, cần cù siêng năng nên dù nghèo khổ vẫn không ăn xin, không trộm cắp, trai gái không hòa gian, quan hệ ứng xử trong cộng đồng rất tốt, rất trọng danh dự, đã hứa là làm, lời hứa chắc như “rựa chém cột”, “dây thắt nút” và đã tin yêu ai là tin và yêu đến cùng, theo đến cùng.

Cũng như nhiều dân tộc khác của vùng Trường Sơn-Tây Nguyên, lễ hội lớn nhất của người Hrê là ăn tết và cúng đâm trâu. Người Hrê ăn trâu không múa xung quanh cây nêu, mọi người chỉ đứng xung quanh cây nêu tham dự cúng và xem đâm trâu. Ngày đâm trâu không phải chỉ có người trong làng, mà còn có người các làng xa gần đến dự.

 

   

 

Tết Cổ truyền của người Hrê, được tổ chức sau tháng 10 Âm Lịch, sau khi đã thu hoạch xong vụ lúa mới. Tết được thực hiện sau khi tổ chức xong các lễ cúng tổ tiên, cúng chuồng,...cầu mong ông bà, tổ tiên phù trợ sức khỏe, mưa thuận gió hòa, làm ăn no đủ khấm khá.