Cần xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới.
Các phong trào thi đua yêu nước được đẩy mạnh, tạo khí thế sôi nổi, trở thành phong trào hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển theo hướng bền vững
Thực hiện phong trào “Cởi áo cà sa khoác áo blouse trắng tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch” do Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát động, tăng, ni, phật tử cả nước liên tục có đơn đăng ký xung phong lên tuyến đầu phòng, chống dịch.
Tham gia Chính phủ ở tuổi 70, cụ Huỳnh Thúc Kháng dồn hết tâm lực và trí tuệ chỉ đạo giải quyết nhiều công việc nội chính quan trọng, góp phần xây dựng, giữ gìn kỷ cương xã hội, củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Đại lễ Hội yến Diêu Trì cung rất quan trọng đối với Hội Thánh và bà con tín đồ. Đại lễ là nguồn động viên tinh thần, giúp bà con tín đồ có đức tin, vượt qua khó khăn, an tâm lao động, xây dựng gia đình ngày càng tốt hơn.
Nghệ thuật trang trí liễn đối, hoành phi là nét đặc trưng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân Nam bộ nói chung và vùng Gò Công nói riêng.
Sức mạnh của khối ĐĐK toàn dân là một trong những yếu tố, nguồn lực quan trọng để huyện Lương Sơn vượt qua khó khăn, thách thức xây dựng quê hương đổi mới.
Khmer là dân tộc sống lâu đời ở Nam bộ. Những lễ hội truyền thống bắt nguồn từ cuộc sống lao động xa xưa nên các nghi lễ, tín ngưỡng ấy đã in dấu sâu đậm nên dù phải di chuyển nhiều nơi vẫn không bị rời xa tâm thức cội nguồn.
Đào tạo chức sắc các tôn giáo là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động tôn giáo vì chức sắc là người hướng dẫn sinh hoạt tôn giáo của tín đồ - một trong những yếu tố đảm bảo thực hiện quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo.
Đoan Ngọ (Đoan Dương) là tết cổ truyền của Việt Nam và một số quốc gia Đông Á, diễn ra vào mùng 5/5 âm lịch.
Các già làng, trường ban luôn là cầu nối trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số.
Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được bảo tồn và duy trì qua ngàn năm được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đánh giá cao sáng kiến tổ chức đêm nhạc “Nối vòng tay lớn - Đất nước đồng lòng vượt qua đại dịch COVID-19”.
Trong lịch sử 2.000 năm, Phật giáo Việt Nam luôn gắn bó đồng hành cùng dân tộc, hòa quyện với văn hóa dân tộc, góp phần bảo vệ văn hóa Việt Nam, trở thành thành tố văn hóa của dân tộc.
Ngày 17/8, 10 sư tăng trẻ ở tỉnh Nam Định đã tình nguyện lên đường vào Nam hỗ trợ cho lực lượng tuyến đầu tại Bệnh viện dã chiến tỉnh Long An.
Bộ VHTTDL vừa ban hành kế hoạch tổng kết thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” được ban hành từ tháng 10/2018. Đây là lần đầu tiên những quy tắc ứng xử trong gia đình hiện đại được ban hành và triển khai thực hiện.
Việt Nam là quốc gia đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa. Tín đồ vừa có thể tham gia những buổi lễ của tôn giáo mình nhưng vẫn có thể tham gia các lễ hội dân gian, thành kính trước các Thánh, Thần....
Từ ngày 1/12 - 2/1/2022 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động đặc sắc mang tên "Làng – Ngôi nhà chung của chúng ta".
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh người cao tuổi là vốn quý của dân tộc, là lực lượng quan trọng của đất nước, là trụ cột của gia đình và xã hội Việt Nam.
Phật giáo TP.HCM sẽ tổ chức Đại lễ cầu siêu cho đồng bào thiệt mạng vì Covid-19 dự kiến diễn ra ngày 18/11 tại Việt Nam Quốc Tự.
Cùng nằm sát biên giới, làng Thạch Khuyên (Xuất Lễ, Cao Lộc, Lạng Sơn) và Khuổi Ky (Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng) vẫn tồn tại kiểu kiến trúc phòng thủ chống cướp từ thời cha ông.
Sau 20 ngày phát động, chương trình “Trao gửi yêu thương” do Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc thực hiện đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ, gồm tiền mặt và trang thiết bị phòng chống dịch.
Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, người Mông trên đỉnh Suối Giàng (xã Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái) lại mở Hội xuân kéo dài 5 ngày từ mồng 3 đến hết 7 tháng giêng.
Người Việt ở khắp nơi trên thế giới đã sát cánh, ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 của đất nước bằng nhiều hình thức, kể cả trực tiếp tham gia tuyến đầu chống dịch.
Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.