Chuyện của những dòng sông
CUỘC THI

Chuyện của những dòng sông

Báo VietNamNet tổ chức cuộc thi "Chuyện của những dòng sông” trên chuyên mục Du lịch để độc giả có thể chia sẻ những câu chuyện đẹp, thể hiện mong muốn, ý tưởng thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững trên các dòng sông và cộng đồng xung quanh.

Ký ức dòng Bảo Định…

Nếu như Mỹ Tho bắt nguồn từ phương ngữ gốc Khmer có nghĩa là “xứ có nhiều cô gái đẹp”, thì sông Bảo Định như mái tóc dài của người con gái, xanh thăm thẳm thả bồng bềnh giữa lòng đô thị 345 năm tuổi.

Thách thức cho sự phát triển

Áp lực phát triển kinh tế của những địa phương mà sông Đồng Nai đi qua đang thành gánh nặng của chính nó. Nhiều thách thức cần được can thiệp kịp thời, đồng bộ trước khi tài nguyên nước vô giá này bị suy giảm về cả chất lẫn số lượng.

Lần theo ký ức dòng sông

Đồng Nai - dòng sông mẹ của các dân tộc Nam Tây Nguyên, nơi lưu giữa bản sắc văn hóa nghìn đời và những bí ẩn chưa được giải mã. Dòng chảy ấy là sợi dây kết nối quá khứ với hiện đại, góp phần vào sự phát triển cùng đất nước.

Nỗi niềm chợ nổi

Tiếc nuối là cảm giác của nhiều người khi ngoảnh nhìn vàm kinh Ngã Bảy - nơi khu chợ nổi lớn nhất miền Tây từng tấp nập ghe tàu qua lại nhưng nay đã là chuyện dĩ vãng.

Ngự Hà, một dòng xanh

Nói đến Huế, người ta thường nghĩ ngay đến dòng Hương Giang chảy qua thành phố. Nhưng ít ai biết rằng Huế còn có một dòng sông chia đôi kinh thành Huế thành hai phần Nam - Bắc.

Ngược sông Rào Nậy

Sông vẫn chảy, đời người vẫn trôi. Bao nhiêu phận người nhẫn nại đi cùng năm dài tháng tận. Mà không trôi, biết neo đậu chốn nào?

Khát vọng nơi đầu nguồn biên giới

Sông Hồng chảy qua vùng biên giới Lào Cai vừa bồi đắp những giá trị về văn hóa, lịch sử lâu đời vừa là mạch nguồn cảm hứng cho những ý tưởng xây dựng Lào Cai ngày càng phát triển.

Dòng sông của những bản hùng ca

Mùa xuân, khắp biên giới Lào Cai bừng lên sắc hoa mộc miên đỏ rực. Màu đỏ của hoa hòa vào màu đỏ của sông Hồng nhắc nhớ những bản hùng ca suốt hàng nghìn năm bảo vệ biên thùy.

Sông Hồng, cái nôi của những nền văn hóa

Suốt chặng dài mà dòng sông Hồng đắp bồi cho những miền quê ở dải đất biên cương Lào Cai, nơi nào sông chảy qua, nơi ấy đượm nền văn hóa.

An Cựu, sông xưa soi bóng những mùa vàng

Trên cánh đồng quen, cây lúa ngày nay cũng có nhiều thay đổi, người nông dân làm ruộng nay cũng khác xưa, chỉ có nguồn nước ngọt mát lành của sông thì muôn đời vẫn vậy.

An Cựu, dòng sông nghìn năm tuổi

Nhắc đến sông An Cựu, người dân Huế nhớ ngay đến câu ca dao “Núi Ngự Bình trước tròn sau méo/ Sông An Cựu nắng đục mưa trong”.

Cúi lạy hồn sông

Chạng vạng hôm ấy, dường như sông cũng khóc. Anh tôi đã mãi mãi ký gửi giấc mơ của mình cho dòng sông, những giấc mơ dằng dặc vô tận…

Hành trình ‘đi tìm kho báu 9 đầu rồng’

Vào một ngày cuối năm, tôi bắt đầu hành trình “đi tìm kho báu 9 đầu rồng” đến nơi 9 cửa sông Cửu Long đổ ra biển. Ở mỗi cửa sông, tôi đều đi qua đò, để thành một hành trình khép kín.

Xuôi dòng sông Ba

Hành trình từ nguồn ra biển của sông Ba là một câu chuyện dài của sự kỳ vĩ và đơn độc, của hùng tráng và lặng lẽ.

Nước, cội nguồn của sự sống

Tuổi thơ mẹ đã từng chứng kiến niềm khắc khoải mong đợi nước, và một phần tư thế kỷ sau, con đã đa cảm viết nên Giao hưởng Nước cho sông Mekong, nơi phát tích cội nguồn.

Dấu lặng buồn và kỳ vọng mới trên dòng Cửu Long

Đáng suy ngẫm, nơi giao thông càng cách trở vì sông nước bao quanh, phải “lụy” phà, đò nhiều lại chính là nơi nhiều cô dâu miền Tây “sang sông” bất chấp nhiều rủi ro.

Thăm thẳm sông Dinh

Tôi đi khắp bốn bể, năm châu, theo chiều dài của những Amazon, Nile hay Mississippi rộng lớn. Nhưng sông Dinh vẫn như sợi dây vô hình chảy tràn qua cuộc đời tôi và bè bạn.

Ngàn Trươi trong nỗi nhớ

Trong kí ức của người dân Vũ Quang (huyện miền núi nghèo của Hà Tĩnh), Ngàn Trươi là dòng sông mang nhiều cung bậc cảm xúc trái ngược, vừa ngưỡng mộ, vừa yêu thương, vừa sợ hãi, vừa thú vị.

Nơi sông Mekong chảy vào đất Việt

Miền Tây trong tôi là tình thương và nỗi nhớ. 12 năm sống thời thơ ấu ở An Giang nơi có hai con sông Tiền và Hậu đưa nước phù sa về Đồng bằng sông Cửu Long, là 12 năm thương nhớ.

Tử tế với sông Trà Bồng

Nếu sông Trà Bồng ngày càng ô nhiễm, cái giá phải trả sẽ rất đắt với những hệ lụy nguy hiểm khó lường. Vậy nên, “tử tế với sông Trà Bồng” là điều cần thiết, là trách nhiệm phải làm của mỗi người.

Vàm Cỏ Đông ngược dòng huyền tích

Theo dấu vết từ huyền thoại đến những thăng trầm lịch sử mới thấy sông chất chứa cả một kho tàng kỳ bí và đậm đặc văn hóa cổ, cùng bao câu chuyện bi tráng giữ sông, giữ rừng, giữ đất…

Hà Nội, giấc mơ gọi tên sông

Sông Hồng lạnh lẽo chảy qua Hà Nội, cách biệt như một sự “quá giang” đặng chẳng đừng. Sông ôm phố vào lòng nhưng phố lại đẩy sông xa cách, không thịnh tình chào đón.