Đây là cộng đồng gồm 8 tộc người: Tày, Thái, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Sán Chay, Bố Y. Đồng bào cư trú tập trung ở các tỉnh vùng Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái....
Cộng đồng này có chung nguồn gốc lịch sử nằm trong khối Bách Việt xưa. Cư dân Tày – Thái cổ đã góp phần sáng tạo nền văn hoá bản địa ở vùng Nam Trung Quốc và Bắc Đông Dương, được gọi là văn hoá Nam á hay văn minh Sông Hồng.
Làng bản của các tộc người nhóm ngôn ngữ Tày Thái thường dựng ở thung lũng lòng chảo hay bên sườn đồi- nơi có nhiều cánh đồng màu mỡ nên đồng bào rất giỏi làm nông nghiệp.
Bên cạnh đó, hộ còn tự tay trồng bông, kéo sợi, dệt vải, đan lát, rèn đúc, nghề gốm đến nghề mộc.
Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, các tộc người nhóm ngôn ngữ Tày Thái lại tưng bừng mở hội đón xuân. Những dịp này không thể thiếu những điệu múa xoè của cộng đồng. Nhạc cụ của các tộc người trong nhóm ngôn ngữ Tày Thái độc đáo và đặc sắc.
Hầu hết các tộc người nhóm ngôn ngữ Tày Thái đều không theo một tôn giáo chính thống, mà chịu ảnh hưởng của tam giáo (Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo). “Thập Điện Diêm Vương” là bộ tranh thờ được dùng trong các nghi lễ tang ma của thày Tào các dân tộc Tày, Nùng, Sán Chay.