Dân tộc

Sán Chay

Nhóm ngôn ngữ

Tày Thái

Lượt yêu thích

error 1649 Yêu thích

error
Thông tin chi tiết
Ảnh 360
Video
Hiện vật 3D

Dân số: 201.398 người

(số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019)

 

Dân tộc Sán Chay cư trú chủ yếu ở Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyê, Bắc Giang và rải rác ở các tỉnh: Quảng Ninh, Yên Bái, Lạng Sơn, Phú Thọ. Nhà của người Sán Chay thương quay lưng lên đồi phía trước nhìn ra ruộng và xung quanh là vườn cây.

 

  

 

Người Sán Chay làm ruộng nước là chính, nông nghhiệp đóng vai trò quan trọng. Làng xóm thường tập trung một vài chục gia đình, sống gắn bó bên nhau. Xưa kia, ở vùng người Sán Chay nhà sàn rất phổ biến, còn ngày nay, nhà đất (nhà trệt) trở nên thông dụng hơn. Nhà được mường tượng như con "trâu thần", 4 cột chính tượng trưng cho 4 chân, rui, mè là những xương sườn, nóc nhà được coi là sống lưng. Tại một trong hai góc thuộc phần ngoài của nhà có một căn buồng nhỏ, nơi thờ "hương hoả", được coi là linh thiêng nhất trong mỗi gia đình.

 

 

 

Dân tộc Sán Chay có nhiều họ, mỗi họ chia ra các chi. Từng họ có thể có một điểm riêng biệt về tập tục. Mỗi họ thờ "hương hoả" một thần linh nhất định. Trong gia đình người Sán Chay, người cha là chủ nhà. Tuy nhà trai tổ chức cưới vợ cho con nhưng sau cưới, cô dâu lại về nhà với cha mẹ đẻ, thỉnh thoảng mới về nhà chồng, cho đến khi mang thai mới về ở hẳn với chồng.

 

 

 

Dân tộc Sán Chay có nhiều truyện cổ, thơ ca, hò, vè, tục ngữ, ngạn ngữ. Đặc biệt sình ca là hình thức sinh hoạt văn nghệ phong phú hấp dẫn nhất của người Sán Chay. Các điệu múa Sán Chay có: múa trống, múa xúc tép, múa chim gâu, múa đâm cá, múa thắp đèn... Nhạc cụ phong phú, gồm các loại thanh la, não bạt, trống, chuông, kèn...