Dân tộc

Giáy

Nhóm ngôn ngữ

Tày Thái

Lượt yêu thích

error 1832 Yêu thích

error
Thông tin chi tiết
Ảnh 360
Video
Hiện vật 3D

Dân số: 67.858 người

(số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019)

 

Theo các nhà nghiên cứu, người Giáy di cư vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Họ cư trú ở Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu và Cao Bằng.

 

 

 

 

Bản người Giáy đông đúc, có khi tới cả trăm nóc nhà. Họ ở nhà sàn (ở Hà Giang, Cao Bằng), hoặc nhà trệt (ở Lào Cai, Lai Châu. Gian giữa dành để tiếp khách và đặt bàn thờ tổ tiên.

 

 

 

Theo phong tục Giáy, trong các gia đình vị thế nổi bật là người chồng, người cha. Con cái lấy họ theo cha. Nhà trai chủ động việc cưới xin, sau lễ cưới, cô dâu về ở cùng gia đình nhà chồng, tuy vậy việc ở rể cũng là phổ biến. Trước kia người Giáy có tục "kéo vợ" (trường hợp cô gái và gia đình cô ta đồng ý nhưng nhà trai không đủ tiền để cưới hỏi, nên phải tổ chức "kéo".

 

Mỗi đứa trẻ người Giáy, khi đầy tháng, gia đình sẽ làm lễ trình báo với tổ tiên và cầu xin tổ tiên phù hộ. Tên, ngày tháng năm sinh của đứa trẻ được thầy cúng ghi vào miếng vải đỏ, sẽ dùng để so tuổi khi tính chuyện cưới xin và chọn giờ trong việc đám ma của chính người đó.

 

Người Giáy quan niệm thế giới gồm ba tầng, con người ở tầng giữa. Tầng trời được hình dung là đẹp đẽ, vinh hiển, tầng trong lòng đất được quan niệm là nhỏ bé, tội lỗi. Mỗi người chết đi nếu được cúng quải chu đáo thì được lên trời sung sướng, bằng không, sẽ phải xuống thế giới trong lòng đất đáng sợ.

 

Trên bàn thờ, người Giáy không chỉ thờ chung các đời tổ tiên mà còn thờ cả "vua bếp", trời, đất. Trong nhà, đồng bào cũng thờ cả bà mụ liên quan đến sinh đẻ và trẻ sơ sinh, thờ thổ thần, có khi thờ cả tổ tiên họ vợ. Những tổ tiên xa xưa được thờ làm "ma" giữ cửa.