Dân tộc

Lự

Nhóm ngôn ngữ

Tày Thái

Lượt yêu thích

error 1566 Yêu thích

error
Thông tin chi tiết
Ảnh 360
Video
Hiện vật 3D

Dân số: 9.757 người

(số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019)

 

Dân tộc Lự là một trong 16 dân tộc rất ít người. Họ cư trú tập trung ở hai huyện Phong Thổ và Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Người Lự còn để lại nhiều di tích cổ xưa ở Điện Biên, nhưng hiện nay chỉ còn một ít người sinh sống ở đấy.

 

Người Lự có truyền thống làm ruộng từ lâu đời. Đồng bào biết dùng cày, bừa, đào mương dẫn nước, gieo mạ, cấy lúa, nhưng lại không làm cỏ, bón phân. Đồng bào còn làm thêm nương để trồng lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, bông, chàm và nhà nào cũng có vườn cạnh nhà. Đồng bào có tập quán ăn cơm nếp là chính, thích ăn ớt, ưa uống nước chè và đàn ông thường hút thuốc lào.

 

 

 

Nghề thủ công, săn bắt của người Lự khá phát triển. Người Lự có nghề rèn gươm nổi tiếng. Nghề trồng bông dệt vải phát triển ở hầu hết gia đình người Lự. Mỗi nhà thường có trên hai khung cửi. Phụ nữ Lự có bàn tay thêu thùa khéo léo, may, dệt trang phục cho cả gia đình. Từ chiếc quần của đàn ông cho đến váy, áo, khăn của phụ nữ thường có hoa văn trang trí rực rỡ trên nền vải nhuộm chàm.

 

Người Lự ở tập trung thành bản khoảng 30 - 40 gia đình. Bản thường ở trên những bãi đất bằng phẳng dọc theo nguồn nước, sinh sống ở nhà sàn có bốn mái, hai mái đầu hồi ngắn, mái sau cũng ngắn, mái phía trước kéo dài che kín cả hàng hiên và cầu thang lên xuống. Cửa ra vào của nhà ở chính mở theo hướng Tây Bắc. Trong nhà có hai bếp lửa, một bếp để nấu ăn cho gia đình hàng ngày và một bếp để đun nước tiếp khách khi tới thăm nhà.

 

Người Lự khuyến khích hôn nhân ngược chiều với câu tục ngữ "dao khâu đồng, hôn nhân trở về lối cũ". Con trai phải ở rể vài ba năm rồi ra ở nhà riêng. Con lấy họ theo cha, tên con trai có chữ đệm Bạ, tên con gái con gái có chữ đệm Ý. Nếu trai bỏ vợ, gái bỏ chồng đều bị phạt nặng theo tập tục.

 

Theo đạo Phật, nên sau khi chôn cất người chết một thời gian, tang gia làm một nhà táng giấy có trang trí đẹp rồi bỏ vải, đệm, gối, thóc, tiền vào đó để làm lễ đưa linh hồn người chết vào chùa.