Dân tộc

Nùng

Nhóm ngôn ngữ

Tày Thái

Lượt yêu thích

error 1874 Yêu thích

error
Thông tin chi tiết
Ảnh 360
Video
Hiện vật 3D

Dân số: 1.083.298 người

(số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019)

 

Dân tộc Nùng sống tập trung ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái, Hà Bắc, Tuyên Quang.

 

Đồng bào Nùng sống thành từng bản trên các sườn đồi. Thông thường trước bản là ruộng nước, sau bản là nương và vườn cây ăn quả. Đồng bào ở nhà sàn làm bằng gỗ tốt, lợp ngói máng hoặc lợp tranh.

 

Nguồn sống chính của người Nùng là cây lúa và cây ngô. Họ kết hợp làm ruộng nước ở các khe dọc với trồng lúa cạn trên sườn đồi. Đồng bào Nùng có trồng nhiều cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm như quýt, hồng... Hồi là cây quý nhất của đồng bào, hàng năm mang lại nguồn lợi đáng kể. Các ngành nghề thủ công đã phát triển, phổ biến nhất là nghề dệt, tiếp đến là nghề mộc, đan lát và nghề rèn, nghề gốm.

 

   

 

Một số vùng đồng bào còn lưu truyền câu truyện cổ với sự tích màu chàm là màu chung thuỷ của người vợ trẻ chờ chồng đi đánh giặc giữ nước. Người Nùng thích ăn các món xào mỡ lợn. Món ăn độc đáo và được coi là món ăn sang trọng của đồng bào là "khâu nhục". Hình thức mời nhau uống rượi chéo chén có lịch sử từ lâu đời, nay đã thành tập quán của đồng bào.

 

     

 

Đồng bào Nùng có một kho tàng văn hoá dân gian phong phú và có nhiều làn điệu dân ca đậm đà màu sắc dân tộc. Tiếng Sli giao duyên của thanh niên Nùng Lạng Sơn hoà quyện vào âm thanh tự nhiên của núi rừng gây nhiều ấn tượng sâu sắc cho những ai đã một lần đến xứ Lạng. Then là điệu dân ca tổng hợp có lời, có nhạc, có kiểu trang trí, có hình thức biểu diễn độc đáo.