Dân tộc

Bố Y

Nhóm ngôn ngữ

Tày Thái

Lượt yêu thích

error 1709 Yêu thích

error
Thông tin chi tiết
Ảnh 360
Video
Hiện vật 3D

Dân số: 3.232 người

(số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019)

 

Bố Y là một trong mười sáu dân tộc rất ít người tại Việt Nam. Họ sinh sống chủ yếu tại xóm Nậm Lương, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ và rải rác ở một số xã khác của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

 

Đồng bào Bố Y ở Hà Giang vẫn giữ truyền thống “phụ quyền trong gia đình”, tức là mọi vấn đề trong nhà đều do người đàn ông quyết định. Mỗi dòng họ có một hệ thống tên đệm khoảng 5 đến 9 chữ. Mỗi chữ đệm dành cho một thế hệ và chỉ rõ vai vế của người mang dòng chữ đó trong quan hệ họ hàng. Trong một ngôi nhà, có thể 3 đến 4 thế hệ cùng sống chung, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó, thương yêu.

 

Người Bố Y sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy. Đồng bào nuôi nhiều gia súc gia cầm, đặc biệt học có nhiều kinh nghiệm nuôi cá. Hàng năm, khi mùa mưa đến, đồng bào ra sông tìm vớt trứng cá về ơưm, khi cá lớn, họ thả vào ao và ruộng nước.

 

Đàn ông còn biết làm mộc, rèn, gốm, đục đá, chạm bạc. Phụ nữ biết trồng bông, kéo sợi, dệt vải, may thêu quần áo, túi, khăn.

 

   

 

Kiểu nhà đặc trưng của dân tộc Bố Y.

 

 

Tôn giáo chính của đồng bào là thờ tổ tiên. Trên bàn thờ có ba bát hương: bát để thờ trời, một bên thờ táo công và một bên thờ tổ tiên.

 

Lễ cưới của họ khá phức tạp và tốn kém. Trong lễ đón dâu thường nhà trai chỉ có khoảng 8 đến 10 người, trong đó phải có 1 đến 2 đôi son trẻ, 2 đôi đã có vợ có chồng. Nét độc đáo ở chỗ, chàng rể không đi đón dâu, cô em gái của chàng rể sẽ dắt con ngựa hồng để chị dâu cưỡi lúc về nhà chồng. Khi về nhà chồng, cô dâu mang theo một chiếc kéo và một con gà mái nhỏ, đi đến nửa đường thì thả gà vào rừng.

 

      

Xưa kia người phụ nữ Bố Y có tục đẻ ngồi, nhau của đứa trẻ chôn dưới gầm giường. Khi bố mẹ chết, con cái phải kiêng kỵ nghiêm ngặt trong 90 ngày đối với tang mẹ, 120 ngày đối với tang cha.