Nhóm ngôn ngữ Nam Đảo gồm có 5 tộc người: Ê Đê, Gia Rai, Ra Glai, Chăm và Chu Ru. Đồng bào cư trú rải rác ở vùng đất Tây Nguyên và ven biển miền Trung thuộc các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, Ninh Thuận…Dù canh tác nương rẫy hay ruộng nước, cư dân Nam Đảo đều sử dụng cày, bừa làm đất.
Văn hoá Nam Đảo mang đậm nét mẫu hệ. Họ cư trú thành làng từ vài chục đến hàng trăm nóc nhà. Nhà ở hầu hết các tộc người trong nhóm đều mang dấu ấn của chế độ mẫu hệ. Hầu hết các tộc người nhóm Nam Đảo có tục trao vòng cầu hôn. Trao vòng cầu hôn được thực hiện trong nghi lễ hỏi chồng. Sau lễ trao vòng, nhà trai cũng trao cho bên nhà gái chiếc vòng để làm tin cho việc đính ước. Sau đó, nhà trai tổ chức bữa cơm rượu mời gia đình nhà gái.
Tượng nhà mồ và lễ bỏ mả là một lễ hội lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của nhóm ngôn ngữ Nam đảo sinh tụ ở vùng Tây Nguyên.
Cũng nằm trong nhóm ngôn ngữ Nam đảo, tộc người Chăm phát triển nghề gốm với kỹ thuật tạo hình sản phẩm gốm hoàn toàn bằng tay. Các tháp Chăm là một dạng kiến trúc tôn giáo mang bản sắc rất riêng. Linga và Youni là vật thiêng của văn hoá Chăm Pa và cũng là vật tượng trưng cho năng lượng sinh sản.