Dân tộc

Chăm

Nhóm ngôn ngữ

Nam Đảo

Lượt yêu thích

error 1934 Yêu thích

error
Thông tin chi tiết
Ảnh 360
Video
Hiện vật 3D

Dân số: 178.948 người

(số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019)

 

Dân tộc Chăm sống tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Một số nơi khác như An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phần dân cư là người Chăm; tây nam Bình Định và tây bẵc Phú Yên có người Chăm thuộc nhóm Hroi.

 

Bên cạnh tôn giáo bản địa, người Chăm là đạo Hồi và đạo Bà-la-môn. Đạo Hồi ở đây có hai nhóm: Bà Ni (Hồi giáo cũ), Ixlam (Hồi giáo mới). Đạo Bà-la-môn thu hút khoảng 3/ 5 dân số Chăm vùng Ninh Thuận, Bình Thuận.

 

Trong di sản văn hóa Việt Nam, dấu ấn văn hóa Chăm thể hiện rõ nét trong kiến trúc, điêu khắc (các đền tháp, phù điêu, tượng thờ), phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo, tiếng nói, chữ viết, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, vải thêu, hoa văn, gốm…

   

Văn hóa Chăm là một nền văn hóa đặc sắc, rất nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á. Nền văn hóa này tồn tại có hệ thống, khá toàn vẹn những tầng văn hóa nổi và còn chìm trong lòng đất, tạo nên nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Cho đến nay, dù trải qua bao đổi thay, biến cố, đồng bào Chăm vẫn giữ được giá trị văn hóa ông cha để lại.

 

Bên cạnh các di tích, văn hóa vật thể của đồng bào dân tộc Chăm còn thể hiện qua các nghề thủ công. Theo các nghiên cứu, trước đây, người Chăm đã làm nhiều nghề thủ công để sinh sống như: làm gốm, dệt vải, đóng thuyền, nghề kim hoàn…

 

 

 

Nhà ở của người Chăm quay mặt về phía nam hoặc phía tây. Chế độ mẫu hệ vẫn tồn tại ở người Chăm miền Trung. Tuy đàn ông thực tế đóng vai trò to lớn trong cuộc sống nhưng chủ gia đình luôn là người đàn bà cao tuổi. Phong tục Chăm qui định con theo họ mẹ. Nhà gái cưới chồng cho con. Con trai ở rể nhà vợ. Chỉ con gái được thừa kế tài sản, đặc biệt người con gái út phải nuôi dưỡng mẹ già nên được phần chia tài sản lớn hơn.

 

 

Đồng bào có tập quán bố trí cư trú dân cư theo bàn cờ. Mỗi dòng họ, mỗi nhóm gia đình thân thuộc hay có khi chỉ một đại gia đình ở quây quần thành một hình vuông hoặc hình chữ nhật. Trong làng các khoảng ngăn như thế ngăn cách với nhau bởi những con đường nhỏ.