Rồi im lặng khéo dài.

Trời đất ơi! Tôi cả đời chỉ làm công ăn lương, còn cậu ấy làm chủ doanh nghiệp hàng ngàn người với các chi nhánh ở nhiều tỉnh, thành phố. Làm sao mà tôi khuyên được!

Có điều tôi biết, công ty của cậu ấy đã phải dừng cung cấp dịch vụ trong suốt hơn 2 năm dịch bệnh nhưng vẫn cố gắng trả lương cho người lao động để giữ người, giữ tín. Nhưng đến nay thì không chịu nổi nữa.

Nhiều người ở tỉnh Bình Dương đứng chờ đón xe về quê sớm do mất việc. Ảnh: L.T/VietNamNet

Tôi nói với cậu ấy rằng, điều đầu tiên cần làm là họp lãnh đạo công ty để tạo đồng thuận; rằng cần thương thảo với các đối tác để giãn nợ, hoãn nợ; rằng cần giảm lương; rằng cần tái cơ cấu công ty và các sản phẩm. “Em cần cắt giảm nhân sự và nợ người ta thì mới tồn tại được qua giai đoạn này,” tôi nói.

Lại im lặng kéo dài.

Tôi biết, tôi nói ra những điều đó thật đơn giản, nhưng lại đầy đau đớn với cậu ấy. Cậu ấy đã tạo lập doanh nghiệp hơn 15 năm, nhiều người đi theo từ khi khởi nghiệp, cắt giảm làm sao. Cái nghề của cậu ấy và bản thân con người hiền lành, giữ chữ tín của cậu ấy làm sao có thể nợ nần được. Nhưng nếu không làm thì rồi sẽ không giữ được gì.

Thú thực, những lời khuyên của tôi toàn lý thuyết mà thôi, nhưng có vẻ giúp cậu ấy về mặt tâm lý. Cậu ấy trông có vẻ tươi tỉnh lên và khẳng định: “Chắc chắn em phải sống qua giai đoạn này! Đó là danh dự!”.

Tôi cũng cảm thấy vui khi chia tay.

Nhân đây, tôi muốn có lời chia sẻ với các bạn đồng nghiệp, rằng khi doanh nghiệp khặp khủng hoảng mà phóng viên chúng ta suốt ngày đưa tin thì cũng như đổ thêm dầu vào đám cháy thôi, không giúp họ được. Vì thế, việc đưa tin cần rất thận trọng, nhạy cảm và trách nhiệm.

Và nếu bạn đọc nào có lời khuyên, hay sáng kiến nào cho cậu doanh nhân thì làm ơn comment ở dưới.

Tư Giang

Một câu chuyện nhân vănTôi có người bạn bị ung thư vú và hiện nay đang phải tham gia điều trị. Khoảng thời gian trước khi biết bị ung thư, chị ấy có ý định chuyển việc...