Nhóm ngôn ngữ Ka Đai gồm 04 tộc người: La Chí, Cờ Lao, Pu Péo, La Ha
Các tộc người nhóm ngôn ngữ Ka Đai chủ yếu canh tác trên nương rẫy. Nương phát đốt gắn với cuộc sống du canh, du cư chỉ còn rải rác ở các nhóm địa phương. Đồng bào còn lợi dụng thế đất, tận dụng nương thổ canh hốc đá để canh tác. Trên nương, đồng bào trồng lúa, ngô, mạch ba góc, trồng rau, đậu, bầu bí, đỗ, dong giềng, cây thuốc, các loại cây ăn quả và cây công nghiệp.
Do sống nơi địa hình hiểm trở, bà con ít xuống núi, hái lượm, săn bắn nhằm cải thiện đời sống và bảo vệ mùa màng của cư dân vùng núi cao.
Trước đây, người lấy thuốc luôn giữ bí mật, sự linh nghiệm của cây thuốc, lặng lẽ vào rừng hái thuốc và chữa bệnh cùng với phép thuật riêng của riêng mình. Ngày nay, đồng bào đã biết nhân giống, trồng các loại cây thuốc quý như: Nấm linh chi, hoa hồi, củ sâm, để sử dụng, bán cho người dân quanh vùng và bán cho các hiệu thuốc lớn.
Âm nhạc, nghệ thuật dân gian trong nhóm ngôn ngữ Kadai có nhiều nét độc đáo với các nhạc cụ đa dạng. Sáo dùng phổ biến ở cư dân La Chí. Trống đồng trước đây được dùng phổ biến trong đời sống của người Pu Péo…. Hát trong đám cưới, xin dâu giữa nhà trai và nhà gái kéo dài 3 – 4 giờ liền đã trở thành sinh hoạt văn nghệ độc đáo, ví dụ hát “Ni ca” của người La Chí,