Dân tộc

La Ha

Nhóm ngôn ngữ

Kađai

Lượt yêu thích

error 1787 Yêu thích

error
Thông tin chi tiết
Ảnh 360
Video
Hiện vật 3D

Dân số: 10.157 người

(số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019)

 

Dân tộc La Ha cư trú tại Sơn La và Lào Cai, bà con sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy theo lối du canh. Người La Ha bắt đầu làm ruộng nước nhưng loại hình kinh tế chính vẫn là nương rẫy du canh du cư và săn bắt, hái lượm. Phương thức canh tác đơn giản, dùng gậy chọc lỗ và dao phát nương.

 

  

 

Trai gái La Ha được tự do tìm hiểu nhau, không bị cha mẹ ép buộc cưới gả. Tuy nhiên việc cưới gả phải được cha mẹ ưng thuận. Để tỏ tình chàng trai phải đến nhà cô gái và dùng sáo, nhị, lời hát trước khi trò chuyện bình thường. Sau lễ dạm hỏi, nếu nhà gái không trả lại trầu cau do bà mối nhà trai đưa tới thì chàng rể phải nộp một khoản tiền cưới gọi là nang khả pom (giá đầu người) để trả ơn bố mẹ vợ và tổ chức lễ xin ở rể, thường từ 4 đến 8 năm. Hết hạn đó, lễ cưới mới được tiến hành, cô dâu được về ở nhà chồng, phải đổi họ theo chồng và không được quay về ở với bố mẹ đẻ nữa, dù chồng chết.

 

    

 

Với bà goá, nếu đi bước nữa, người chồng thứ hai mang lễ cưới nhỏ thu cơi poọng đến gia đình người chồng thứ nhất. Người đàn bà goá đi bước nữa vẫn quan niệm rằng khi chết đi, hồn lại tìm về với người chồng chính thức đã làm lễ thu mà phu. Vì vậy, ở một số nơi, bố mẹ đã chết cả mà chưa làm được lễ cưới thu mà phu thì con phải làm lễ cưới đó cho bố mẹ để bố mẹ được sống với nhau ở thế giới bên kia.

 

Phong tục làm ma của người La Ha, người chết được chôn theo cả tiền và thóc. Người La Ha tin có nhiều loại ma như: ma rừng, ma nước, ma nương, ma nhà... Mỗi người có 8 hồn, sau khi chết bình thường hồn hoá ra ma nhà hoặc ma nương. Trong mỗi gia đình đều có bàn thờ ma nhà, nhưng chỉ thờ một ông bố mà thôi. Hàng năm vào mùa hoa ban nở, nhà nhà đều làm lễ tạ ơn cha mẹ.