Dân tộc

Pu Péo

Nhóm ngôn ngữ

Kađai

Lượt yêu thích

error 1935 Yêu thích

error
Thông tin chi tiết
Ảnh 360
Video
Hiện vật 3D

Dân số: 903 người

(số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019)

 

Dân tộc Pu Péo sống tập trung ở vùng biên giới Việt-Trung thuộc các huyện Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc tỉnh Hà Giang. Họ sống tập trung thành từng nhóm nhỏ bên cạnh người Hoa, Mông. Mỗi dòng họ có hệ thống tên đệm riêng dùng đặt tên lần lượt cho các thế hệ kế tiếp nhau.

 

Người Pu Péo chủ yếu sống bằng nghề làm nương và ruộng bậc thang, trồng ngô, lúa, mạch ba góc, đậu... Lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày là bột ngô đồ chín.

 

 

 

Trang phục của người phụ nữ Pu Péo ngày nay còn giữ được sắc thái dân tộc thể hiện qua kiểu đầu tóc, khăn, váy, áo, tạp dề; dùng kỹ thuật can đáp vải khác nhau để tạo nên hoa văn sặc sỡ. Còn nam giới ăn vận như các dân tộc khác trong vùng.

 

Trai gái các họ kết hôn với nhau theo tập tục: Nếu con trai họ này đã lấy con gái họ kia thì mãi mãi con trai họ kia không được lấy vợ người họ này. Nhiều người dân tộc khác cũng đã trở thành dâu, rể các gia đình Pu Péo. Nhà trai cưới vợ cho con, sau lễ cưới con gái về nhà chồng. Con cái lấy theo họ cha và người cha, người chồng là chủ nhà.

 

Người Pu Péo coi trọng thờ cúng tổ tiên. Trên bàn thờ thường đặt các hủ sành nhỏ, mỗi hũ tượng trưng cho một đời. Hàng năm, người Pu Péo có nhiều ngày lễ, tết: lễ cầu an, tết Nguyên đán (nửa đầu tháng giêng âm lịch) tết mùng 5 tháng 5...

 

Trước kia, trống được dùng phổ biến nhưng ngày nay trống chỉ dùng trong các dịp lễ chay. Theo phong tục Pu Péo, có trống "đực" và trống "cái" được ghép với nhau thành từng đôi. Hai trống treo quay mặt vào nhau, một người đứng giữa cầm củ chuối gõ trống phục vụ lễ cúng.