Dân tộc

Cờ Lao

Nhóm ngôn ngữ

Kađai

Lượt yêu thích

error 1674 Yêu thích

error
Thông tin chi tiết
Ảnh 360
Video
Hiện vật 3D

Dân số: 4.003 người

(số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019)

 

Cộng đồng Cờ Lao sống tập trung ở huyện Đồng Văn và Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang), gồm các nhóm địa phương: Cờ Lao Xanh, Cờ Lao Trắng, Cờ Lao Ðỏ.

 

Ở Đồng Văn, người Cờ Lao làm nương, gieo trồng ngô ở hốc núi đá. Ở Hoàng Su Phì, đồng bào làm ruộng nước và nương núi đất, trồng lúa là chính.

 

Mỗi bản có khoảng 15-20 nóc nhà. Mỗi nhóm người Cờ Lao có một số họ nhất định như các họ Vần, Hồ, Sếnh, Chảo (Cờ Lao Trắng), Min, Cáo, Sú Lý (Cờ Lao Ðỏ), Sáng (Cờ Lao Xanh).

 

 

 

Họ ở nhà đất, phổ biến là 3 gian, hai chái. Mỗi nhà là một gia đình nhỏ gồm vợ chồng và con cái, con trai có vợ ít khi ở chung với bố mẹ. Nếu nhà không có con trai, người ta thường lấy rể về ở rể. Con rể vẫn giữ họ của mình nhưng có quyền thừa kế tài sản nhà vợ. Người ở rể có bàn thờ tổ tiên mình và bàn thờ bố mẹ vợ. Các con đều theo họ cha. Theo phong tục con trai cô được lấy con gái cậu.

 

Phụ nữ Cờ Lao khi mang thai thường kiêng cữ cẩn thận để sinh đẻ dễ, con khỏe mạnh. Ở vùng Đồng Văn, người Cờ Lao đốt nhau của đứa trẻ sơ sinh thành than rồi đem bỏ vào hốc đá trên rừng, tránh để cho chó hay lợn dẫm vào. Đứa trẻ được đặt tên sau khi sinh ra được 3 ngày 3 đêm (nếu là con trai), 2 ngày 3 đêm (nếu là con gái). Con đầu lòng được bà ngoại đặt tên. Người Cờ Lao chết đi được làm lễ chôn cất và lễ chay; xếp đá thành từng vòng quanh mộ (mỗi vòng đá tương ứng với 10 tuổi của người chết), rồi lấp kín những vòng đá ấy.