Dân tộc

La Chí

Nhóm ngôn ngữ

Kađai

Lượt yêu thích

error 1752 Yêu thích

error
Thông tin chi tiết
Ảnh 360
Video
Hiện vật 3D

Dân số: 15.126 người

(số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019)

 

Dân tộc La Chí cư trú chủ yếu ở huyện Xín Mần (Hà Giang), huyện Mường Khương và Hà Bắc (Lào Cai).

 

Họ thích để răng đen. Răng càng đen càng đẹp. Thanh niên thích bịt răng vàng coi đó là hình thức làm duyên làm dáng, dấu hiệu của sự trưởng thành. Trang phục của người La Chí đơn giản, không cầu kỳ. Phụ nữ La Chí thường quen đeo địu qua trán, dù địu làm bằng vải hay đan bằng giang cũng vậy. Nam giới lại đeo gùi qua hai vai.

 

     

 

Người La Chí đã sống định canh định cư thành từng bản. Mỗi gia đình có nhà sàn để ở và nhà đất kề liền làm bếp. Nhà sàn gồm 3 gian, chỉ có một cầu thang lên xuống ở gần đầu hồi phía giáp nhà đất, bàn thờ tổ tiên đặt tại nhà sàn to nhất.

 

 

 

Người La Chí có cách nấu và ghế cơm bằng hơi nước rất độc đáo. Cơm nấu trong chảo to, cơm sôi thì vớt lên cho vào chõ đồ như đồ xôi. Cơm dỡ ra không bị nát mà khô dẻo nhờ được đồ chín bằng hơi nước nóng. Có nhiều cách giữ thực phẩm để ăn dần như sấy khô, làm thịt chua là phổ biến nhất. Da trâu sấy khô là món ăn rất được ưa chuộng.

 

Mỗi dòng họ La Chí có riêng trống và chiêng dùng vào việc cúng bái, có ông trưởng họ là người biết cúng. Trong cưới xin, nhà trai phải nộp khoản "tiền công nuôi con gái" cho bố mẹ cô ta.

 

Người La Chí có nhiều truyện cổ, kể về ông tổ của dân tộc là Hoàng Dìn Thùng, về Pủ Lô Tô sinh ra các giống các loài và dạy họ mọi phong tục tập quán, về sự xuất hiện các hiện tượng tự nhiên... Trai gái La Chí thường hát ni ca. Nhạc cụ có trống, chiêng, đàn tính 3 dây, đàn môi bằng lá cây... Dịp lễ hội thường tổ chức các trò chơi ném còn, đánh quay, đu quay, đu dây... nơi bãi rộng cho đông người tham gia.