Thủ tướng Anthony Albanese đã kêu gọi Bắc Kinh dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt áp đặt với Australia. Song, giới quan sát nhận định, điều này khó xảy ra cho đến khi có sự tái gắn kết thực sự thông qua các kênh ngoại giao.

Theo các cây bút của Diễn đàn Đông Á, sự hòa giải cho phép đối thoại hiệu quả và sẽ ngăn mối quan hệ tụt lùi hơn nữa. Bất kỳ thay đổi nào trong quan hệ thương mại sẽ đòi hỏi cả Australia và Trung Quốc phải quản lý các bất đồng chính trị và kinh tế một cách có tính toán, hiệu quả và tôn trọng lẫn nhau.

Ngoại trưởng Australia và Trung Quốc. Ảnh: smh

Quá trình hòa giải có thể bắt đầu bằng việc hợp tác trong các lĩnh vực quan tâm chung. Để đạt được điều này, cần có sự thay đổi trong giọng điệu và sự sẵn sàng thảo luận một cách xây dựng về những khác biệt cũng như các cơ hội đôi bên cùng có lợi.

Vượt qua khác biệt

Sự khác biệt giữa Australia và Trung Quốc có thể được phân loại thành 3 lĩnh vực, gồm các xung đột cơ bản về giá trị, khác biệt chính trị và cạnh tranh địa chiến lược trong khu vực. Những tranh cãi về thương mại và đầu tư xảy ra rộng khắp các lĩnh vực này.

Australia cấm các công ty Huawei và ZTE của Trung Quốc cung cấp công nghệ 5G cho thị trường nước này vì lí do an ninh. Ngược lại, Trung Quốc áp đặt hạn chế nhập khẩu đối với than đá, thịt bò và tôm hùm của Australia. Các biện pháp chống bán phá giá và "ăn miếng, trả miếng" được cả hai bên thực hiện với nước còn lại.

Vòng xoáy đi xuống của các biện pháp hạn chế nhằm trả đũa nhau càng làm tăng thêm thái độ hoài nghi và phản ứng trong cả hai chính phủ. Thách thức đối với sự hòa giải là tìm ra một hướng đi hiệu quả tiến về phía trước.

Thái độ tích cực tạo ra sự khác biệt lớn trong ngoại giao. Trong khi ngôn ngữ "diều hâu" khuấy động chủ nghĩa dân tộc quốc gia và các tít báo thu hút sự chú ý, chúng hiếm khi hiệu quả. Đối thoại ngoại giao một cách tôn trọng và quay trở lại các nguyên tắc pháp lý là con đường giúp có một mối quan hệ hiệu quả hơn.

Với việc một chính phủ của Công đảng lên nắm quyền ở Australia, một số thay đổi về giọng điệu cần thiết dường như đang diễn ra, với việc cả hai bên bắt đầu dịu giọng hơn. Trong khi tái khẳng định Australia "tôn trọng nền dân chủ", ông Albanese nhấn mạnh sự cần thiết phải "đặt lợi ích quốc gia của Australia lên trên hết và không cố chơi chính trị với các vấn đề an ninh quốc gia". Điều này ám chỉ sự thay đổi trong cách thức Australia có thể đạt được các lợi ích quốc gia mà không ảnh hưởng đến những giá trị của mình.

Đằng sau việc Trung Quốc ngừng đàm phán thương mại với AustraliaĐằng sau việc Trung Quốc ngừng đàm phán thương mại với AustraliaXem ngay

Sau cuộc bầu cử, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã gửi điện chúc mừng tới người đồng cấp Australia Albanese. Thông điệp nhắc lại rằng, sự hợp tác phục vụ lợi ích cơ bản của cả hai nước, đồng thời thể hiện thiện chí tái gắn kết với xứ sở chuột túi để thúc đẩy sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Điều này báo hiệu Bắc Kinh có thể sẵn sàng nối lại liên lạc cấp cao với Canberra.

Nhắc lại điểm chung là một cách tốt đẹp khác để bắt đầu. Hai bên đã có một nền tảng vững chắc để sửa chữa và phát triển quan hệ kinh tế. Sự bổ sung kinh tế của họ đồng nghĩa thương mại song phương sẽ tiếp tục phát triển khi Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Australia.

Năm 2020, bất chấp căng thẳng gia tăng, trao đổi thương mại với Trung Quốc chiếm 28,8% tổng giá trị xuất nhập khẩu của Australia. Con số này cao hơn 3 lần so với thương mại hai chiều của Australia với đối tác thương mại lớn thứ 2 là Mỹ.

Năm 2021, xuất khẩu của Australia sang Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục. Australia và Trung Quốc cũng có lợi ích chung trong một loạt vấn đề như thương mại điện tử, tính bền vững và biến đổi khí hậu.

Giải pháp hóa giải thách thức

Tuy nhiên, những thách thức đáng kể đối với việc tái lập quan hệ Bắc Kinh - Canberra có thể vẫn còn tồn tại. Thủ tướng Albanese cảnh báo, mối quan hệ của Australia với Trung Quốc "sẽ vẫn khó khăn". Ông khẳng định, các lệnh trừng phạt kinh tế của Bắc Kinh sẽ không khiến Australia thỏa hiệp về các giá trị hoặc mục tiêu an ninh quốc gia. Canberra cũng vẫn lo ngại về việc đại lục hoàn thành các cam kết của họ theo các hiệp định thương mại quốc tế.

Quan hệ với Trung Quốc, Australia chọn tự chủ quốc gia thay vì lợi ích kinh tếQuan hệ với Trung Quốc, Australia chọn tự chủ quốc gia thay vì lợi ích kinh tếXem ngay

Với chính sách của chính phủ Công đảng nhằm xây dựng lại ngành sản xuất, Australia có thể áp thuế cao hơn đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc thông qua các hành động chống bán phá giá, bằng cách coi Trung Quốc là một nền kinh tế phi thị trường.

Đây là lĩnh vực chính phủ Công đảng có xu hướng theo đuổi một chính sách bị Bắc Kinh coi là mâu thuẫn với các hiệp định thương mại hiện có, chẳng hạn như hiệp định Thương mại tự do Trung Quốc - Australia, nhiều hơn liên minh đối lập. Bất đồng giữa hai chính phủ về những vấn đề này sẽ tiếp tục làm căng thẳng quan hệ song phương.

Để vượt qua thách thức này, cần có sự khôn khéo chính trị và hành động cụ thể từ cả hai phía. Trong một bài phát biểu trước tổng tuyển cử, Penny Wong, Ngoại trưởng hiện nay của Australia nhấn mạnh, bất chấp những bất đồng về một số vấn đề chính trị, việc tách rời là không thực tế và mối quan hệ lành mạnh với Trung Quốc rất quan trọng. Theo bà Wong, Australia phải tránh chính trị hóa các vấn đề liên quan đến Trung Quốc ở trong nước khi tiếp cận chúng.

Với khuyến nghị kết nối chính thức, hiện có cơ hội để hai chính phủ thiết lập lại mối quan hệ song phương. Hai bên sẽ phải giảm bớt căng thẳng, tìm ra các phương pháp tiếp cận được hai bên đồng thuận để giải quyết những bất đồng và chuyển trọng tâm sang theo đuổi lợi ích chung.

Các đảo quốc Thái Bình Dương trong cuộc cạnh tranh Mỹ - TrungKhông lâu sau khi lên nắm quyền vào năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố “khu vực Thái Bình Dương rộng lớn đủ chỗ cho cả Trung Quốc và Mỹ”.