Thoát nghèo từ những năm 2011, sau khi chuyển từ thuần nông sang kinh doanh du lịch cộng đồng, người dân Bản Nưa, xã Yên Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An đã có mức sống cao hơn. Không những thế, khi đại dịch covid hoành hành, người dân đã rất năng động chuyển hướng sản xuất, kinh doanh bàn ghế mây, tre đan trong thời gian 2 năm đại dịch để duy trì cuộc sống.

Điểm du lịch cộng đồng bản Nưa nằm ở xã Yên Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An. Hiện nay, trong bản Nưa có 07 hộ gia đình cung cấp dịch vụ homestay cho khách du lịch, đặc biệt là 03 hộ (Hoa Thụ, Hanh Chiến, Nhượng Thành) được dự án JICA lựa chọn đầu tư để đảm bảo tốt nhất điều kiện sinh hoạt cho du khách.
Tháng 9/2011, chính quyền địa phương và BQL rừng Quốc gia Pù Mát cùng với UNESCO thực hiện dự án khảo sát và quyết định xây dựng khu du lịch cộng đồng Bản Nưa với những nét đặc trưng như 100% người dân nơi đây là dân tộc Thái với những nét văn hóa riêng đặc sắc, gần Vườn quốc gia Pù Mát , khe nước Mọc, thác Khe Kèm...
Chị Lô Thị Hoa là một trong những người đầu tiên ở Bản Nưa kinh doanh homestay. Chị Hoa cũng là giám đốc HTX Nông nghiệp và Du lịch Cộng đồng Yên Khê ngay từ khi thành lập năm 2011.
Sau 7 ngày tham dự lớp tập huấn về du lịch cộng đồng do chính quyền tổ chức, chị Hoa cùng 4 hộ khác trong bản góp vốn mở homestay đón du khách. Mỗi homestay phục vụ mỗi lần từ 35 đến 40 du khách. Về cơ bản, các nhà sàn còn lưu giữ được nếp nhà truyền thống đúng với bản sắc văn hóa của cộng đồng, người dân vẫn giữ nguyên nề nếp sinh hoạt còn khách lưu trú được phát mỗi người một đệm, chiếu, màn, chăn và được bố trí chỗ ngủ riêng.
Quầy lễ tân tại homestay của gia đình chị Hoa.
Những năm 2015, 2016 Bản Nưa đón hơn 3000 khách đem lại doanh thu trên 1 tỷ đồng. Cùng với văn hóa ẩm thực, đến đây du khách sẽ được thưởng thức các điệu "nhảy sạp, khắp, lăm... tham quan và trải nghiệm các loại nhạc cụ dân tộc truyền thống như khèn bè, pí... Mỗi khi du khách có nhu cầu thưởng thức văn nghệ, câu lạc bộ dân ca Thái. 
Trong bô váy áo truyền thống của dân tộc mình, do chính tay mình thiết kế, dệt, may chị Hoa cho biết nhờ làm du lịch mà bà con địa phương đã khôi phục nghề dệt truyền thống, mây tre đan... Du khách có nhu cầu tìm hiểu văn hóa truyền thồng nên người dân tìm cách khôi phục các điệu múa, bài hát có nguy cơ mai một.
Những sản phẩm mây, tre đan đặc trưng của người Thái ở Yên Khê.
Đại dịch covid xảy ra cuối năm 2019 khiến không có khách du lịch đến với Bản Nưa, cùng với chính quyền các cấp, ban lãnh đạo HTX Nông nghiệp và Du lịch Cộng đồng Yên Khê đã quyết định khôi phục nghề mây tre đan thủ công. Đây là nghề truyền thống của người dâ nđịa phương đang dần mai một.
Nguyên vật liệu làm bàn ghế hoàn toàn khai thác từ tự nhiên và trong vườn nhà.
Bàn ghế mây tre đan của HTX NN và DVDL được làm hoàn toàn thủ công.
Sản phẩm mây tre đan của người Thái với những hoa văn mang thẩm mỹ đặc trưng đã được công nhận từ lâu.
Tổ mây tre đan gồm 6 ngoài nghề nông, với đôi tay khéo léo, mỗi người, mỗi tháng thu nhập trên dưới 5triệu đồng. 
Mỗi bộ bàn ghế mây tre đan được bán với giá từ 3,5 đến 5,5 triệu đồng.
Ông Kha Văn Tiện tự thiết kế, tự tay làm bộ bàn ghế mây mà nguyên vật liệu ông lấy được trong rừng.
Anh Lô Đình Nhượng, Phó GĐ HTX Nông nghiệp và Du lịch Cộng đồng Yên Khê cho biết, gốc tre, mây phải lấy đúng mùa, làm thủ công, mỗi tháng tổ sản xuất được 6, 7 bộ bàn ghế, mỗi bộ 3,5 đến 5, 5 triệu đồng. 

Quốc Tiến, Giao Linh, Võ Thu, Đình Thành, Ngọc Quý, Thu Hà