Tại Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm của Bộ GTVT sáng nay (28/6), Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho biết, 6 tháng đầu năm dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động tại các cảng hàng không đã nhộn nhịp trở lại nên lượng hành khách đi máy bay tăng cao.

Thống kê cho thấy, 6 tháng qua sản lượng chuyến bay tại các cảng hàng không Việt Nam đạt 205.000 chuyến. Trong đó, bay quá cảnh đạt khoảng 66.700 chuyến, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2021.

Lượng hành khách thông qua các cảng hàng không đạt 43,4 triệu khách, tăng 65,5%. Riêng sản lượng khách do các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển đạt khoảng 21,4 triệu hành khách, tăng 62,4%. Trong đó, sản lượng khách nội địa là 20,8 triệu khách, tăng 57,3%.

Các hãng bay trong nước vẫn lỗ lớn do giá nhiên liệu tăng cao (Ảnh: Huy Hùng)

Mặc dù thị trường ghi nhận sự khởi sắc, nhưng việc khôi phục lại các đường bay quốc tế tại những thị trường trọng điểm hiện vẫn gặp khó khăn. Trong đó,  thị trường Hàn Quốc vẫn bị khống chế chuyến bay ở số lượng thấp, điều kiện nhập cảnh phức tạp. Thị trường Trung Quốc hiện chỉ được tăng thêm 1 chuyến/tuần, lên 2 chuyến/tuần do duy trì chính sách Zero Covid. Các thị trường khác như: Đài Loan, Nhật Bản đang trong quá trình từng bước mở cửa.

Ông Thắng cho biết, mục tiêu trong 6 tháng cuối năm sẽ khôi phục các đường bay đến Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và tăng đường bay sang thị trường Trung Quốc 

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airline Trịnh Hồng Quang chia sẻ, dù Việt Nam là 1 trong 9 thị trường phục hồi thị trường nội địa tốt và nhanh nhất thế giới, nhưng tốc độ phục hồi đường bay quốc tế lại không được như kỳ vọng.

Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt gần 2,4 triệu lượt khách. Con số này chỉ bằng 11% so với cùng kỳ năm 2019.

Giá nhiên liệu tăng cao khiến hãng bay lỗ lớn

Một vấn đề được nêu ra tại Hội nghị tổng kết sáng nay, đó là biến động tăng giá nhiên liệu đang đẩy các hãng bay trong nước vào thế rất khó khăn. 

Đại diện Vietnam Airlines cho biết, chính xung đột chính trị giữa một số nước trên thế giới đẩy giá dầu tăng cao khiến cho hoạt động kinh doanh của hãng vốn “khó khăn càng thêm khó khăn”. Theo tính toán, xăng dầu tăng lên 1 USD, Vietnam Airlines lại phát sinh chi phí nhiên liệu thêm 12 tỷ đồng.

“Thời điểm năm 2019, cơ cấu chi phí xăng dầu chiếm 28-29% tổng chi phí của Vietnam Airlines thì hiện tại, tỷ lệ này đã tăng lên 38-40%. Nếu giá nhiên liệu vẫn giữ ở mức 150-156 USD/thùng đến cuối năm 2022, chi phí phát sinh cho nhiên liệu Vietnam Airlines dự kiến là khoảng 8.000 tỷ đồng”,  Phó Tổng giám đốc Vietnam Airline Trịnh Hồng Quang nói.

Cục trưởng Hàng không chia sẻ, do giá xăng, dầu tăng phi mã trong suốt thời gian qua nên dù các hãng hàng không đã khôi phục được nhiều đường bay nhưng doanh thu vẫn chưa bù được chi phí. Uớc tính các hãng bay trong nước vẫn lỗ gần 100 tỷ đồng mỗi tháng.

Từ thực tế trên, ông Thắng kiến nghị Bộ GTVT xem xét, kiến nghị Chính phủ giảm thuế môi trường, xăng dầu hỗ trợ chi phí hoạt động cho các hãng. Đồng thời từng bước nới lỏng giá trần để các hãng linh hoạt giá vé hơn trong thời gian tới.

Việt Nam phục hồi hàng không nhanh nhất thế giới

Việt Nam phục hồi hàng không nhanh nhất thế giới

Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) đánh giá, Việt Nam đứng ở vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới.
Việt Nam mở cửa đón du khách, hàng không nhanh chóng tăng tần suất bay

Việt Nam mở cửa đón du khách, hàng không nhanh chóng tăng tần suất bay

Việt Nam bắt đầu mở cửa du lịch quốc tế từ 15/3. Từ đầu năm đến nay cả nước đón hơn 22.300 lượt khách quốc tế, riêng tháng 3 đón 15.000 lượt.
Cục trưởng Hàng không nói về đề xuất tăng giá vé máy bay

Cục trưởng Hàng không nói về đề xuất tăng giá vé máy bay

Cục trưởng Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho biết, đề xuất tăng giá trần vé máy bay không tăng nhiều, để bảo vệ quyền lợi của hành khách.