Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc của Tổ quốc, có số dân gần 800 nghìn người, với hơn 30 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. 

Theo số liệu thống kê mới nhất, tổng số người dân tộc thiểu số của tỉnh là 655.896 người. Trong đó: dân tộc Nùng 335.316 người, Tày 282.014 người, Mông 1.551 người, Dao 28.225 người, Sán Chay 4.942 người, Sán Dìu 457 người... số người dân tộc thiểu số nhiều nhất là dân tộc Nùng...

Các dân tộc này sống chủ yếu ở những vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa địa hình phức tạp giao thông đi lại khó khăn, xa trung tâm huyện, tỉnh.

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc, 5 năm qua, Tỉnh đã tập trung chỉ đạo phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện lồng ghép các nguồn vốn Trung ương từ các Chương trình 135, Chương trình 120, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn theo các Quyết định số 755/QĐ-TTg, Quyết định số 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, kết hợp với ngân sách địa phương và tiền tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

Theo kết quả điều tra,  tổng nguồn lực huy động trong giai đoạn 2014 - 2019 của tỉnh đạt trên 74,5 nghìn tỷ đồng., 53 dân tộc thiểu số năm 2019, phần lớn các đường giao thông từ trung tâm các xã vùng dân tộc thiểu số đến trung tâm huyện đã được cứng hóa (trải nhựa hoặc bê tông) đạt 91,1%. Tỷ lệ đường giao thông từ thôn đến trung tâm các xã được cứng hóa là 74,2%. Tỷ lệ xã có nhà văn hóa xã đạt 39,4%; chưa có là 55,75%; đang xây dựng là 4,9%. Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa đạt 96,5%, 100% xã có trạm y tế kiên cố hóa, trong đó có 114 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; 100% cơ sở giáo dục có lớp học kiên cố tại trường chính. Kết cấu hạ tầng đã thúc đẩy sự phát triển tương đối đồng đều của các cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
 
Cùng với đó, Lạng Sơn triển khai nhiều chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ nhân dân sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững. Trước hết, chính sách bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm. Song song, Tỉnh chỉ đạo các địa phương phối hợp thực hiện tốt chương trình tín dụng chính sách giúp nhân dân có vốn để phát triển kinh tế hộ. Đồng thời, ngành nông nghiệp cũng đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật và đưa cây, con giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.

Vì vậy, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Năm 2018, thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số là 35,45 triệu/người/năm (toàn tỉnh đạt 38,4 triệu/người/năm), tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 15,83%. Nhiều mô hình kinh tế do đồng bào dân tộc thiểu số làm chủ cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm; thậm chí có những mô hình kinh tế cho thu nhập tiền tỷ. Kinh tế phát triển, đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn tích cực hưởng ứng và đóng góp công sức, tiền của, trí tuệ để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Hồ Lợi, Lê Na, Kiều Oanh, Diệu Bình