Chùm phượng hồng yêu dấu đã rời tay
Khi bình tĩnh, không trút bỏ sự tức giận vô cớ vào những cái cây, chúng ta mới trở thành “tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”. Mùa hè năm nay, có nhiều chùm phượng hồng đã đau đớn rời tay…
Đáng chú ý, dự thảo yêu cầu thay thế những cây bị sâu bệnh không có khả năng điều trị, cây già cỗi, còi cọc, cong, nghiêng, không đạt yêu cầu thẩm mỹ và kém phát huy tác dụng cải thiện môi trường. Những loại cây thuộc danh mục cấm trồng trong đô thị cũng sẽ được thay thế.
Với bề dày lịch sử; với đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng, văn hóa…, cây xanh là một phần không thể thiếu trong việc định vị hình ảnh của đô thị trong lòng người dân và du khách khi nghĩ về Hà Nội. Vì vậy, việc đề ra những quy định để việc trồng, chăm sóc, quản lý cây xanh đi vào quy củ là hết sức cần thiết.
Bởi, cũng như nhiều người, tôi đã từng bị Hà Nội mê hoặc ngay từ lần đầu đặt chân đến ga Hàng Cỏ. Cùng với thời gian, tôi cũng quen dần với những con đường rợp bóng cây xanh của Hà Nội và yêu cái màu xanh như bất tận của thành phố bên sông Hồng này.
Tuy nhiên, từ những con đường ngang dọc, nhớ về những hàng cây cổ thụ ở các đô thị lớn, mới thấy có quá nhiều chuyện phải bàn về cây xanh ở thủ đô. Đó là những hàng xà cừ trên đường Lê Duẩn, Quang Trung, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương và nhiều tuyến phố khác nữa, sao mà nó cứ nghiêng ngả, cong vênh, cành nhánh lộn xộn từ gốc đến ngọn, vừa chật chội không gian, vừa lại rất dễ ngã đổ vì tán to, tán lệch. Cứ mỗi mùa mưa bão, lại nghe chỗ này chỗ nọ cây ngã đè bẹp ô tô, thậm chí là chết người.
Rồi chuyện trồng cây nhộm nhoạm đủ thứ trên phố. Đất Hà Nội trồng sao đen, dầu rái, chò... chỗ nào cây cũng lớn nhanh, vươn thẳng tắp. Vậy mà ra phố xem, long não, phượng vĩ, muồng, lát xoan, rồi cả đa, si, bồ đề… - rất nhiều loại cây được trồng trên các tuyến phố. Chỉ chưa đầy 1km đường Quang Trung, đếm sơ sơ đã có đến gần 30 loài cây khác nhau.
Công bằng mà nói, Hà Nội cũng đã có một hàng cây sao đen đáng để tự hào trên phố Lò Đúc được trồng từ thời Pháp. Nhưng những hàng cây giá trị như thế không nhiều. Trong khi điều ấy lại có rất nhiều ở các thành phố như Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Pleiku, TP.HCM… với những cây xà cừ, sao đen… được cắt tỉa thắng tắp, thân cao trên 6-7 mét mới cho xòe tán. Mà tán cũng vừa phải: đẹp đẽ, mát mẻ, xanh tươi mà vẫn gọn gàng, an toàn, không che chắn tầm nhìn, không gây vướng víu.
Cũng đã có nhiều người thắc mắc, là thành phố của cây xanh, hồ nước, sao bao năm rồi, không có lấy một phố hoa đào, một phố hoa ban, hay muồng hoàng yến... thậm chí là phố cây phong để đến mùa, phố phường rực màu lá đỏ cho trai gái đến đó mà chụp ảnh, khách du lịch ra về còn có cái mà nhớ thành phố này!
Có Quy định cụ thể về trồng, quản lý cây xanh, hy vọng Hà Nội sẽ khắc phục được tình trạng bạ cây gì trồng cây ấy trên đường phố. Những loài cây cấm trồng trong đô thị cũng sẽ bị loại bỏ; việc chăm sóc, thay thế cây già cỗi, sâu bệnh, cong vẹo sẽ được tính toán kỹ hơn, minh bạch hơn. Trồng cây gì, số lượng bao nhiêu, trồng chỗ nào… cũng đều nhằm làm cho thành phố đẹp hơn, văn minh, văn hóa hơn. Chứ không phải để đạt một mục tiêu nào đó mà bất chấp tất cả, rồi nhồi nhét số lượng, thậm chí là dưới gầm cầu vượt, đường sắt trên cao.
Thông tin mới nhất là Hà Nội đang tính di dời 80 cây hoa sữa trên đường Nguyễn Chí Thanh để tránh mùi hương đậm đặc ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Dẫu biết rằng, hoa sữa từ lâu đã là một phần của văn hóa xứ Hà thành.
Không có những con đường rợp mát cây xanh, sẽ không có một Hà Nội yên ả, thanh bình và ấn tượng trong lòng du khách. Nhưng đó phải là những hàng cây mọc lên từ cái tâm và cái tầm văn hóa của người trồng.
Vân Thiêng
Khi bình tĩnh, không trút bỏ sự tức giận vô cớ vào những cái cây, chúng ta mới trở thành “tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”. Mùa hè năm nay, có nhiều chùm phượng hồng đã đau đớn rời tay…