Hai bia chủ quyền trên đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết là một trong những dấu tích cổ xưa trên quần đảo Trường Sa được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Bia chủ quyền đảo Song Tử Tây thuộc xã Song Tử Tây, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Bia chủ quyền đảo Nam Yết thuộc xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, được xây bằng gạch, vôi vữa nhìn chung có hình dáng và kích thước giống nhau.
Các chữ trên thân bia được khắc lõm chìm vào trong, với nội dung: “Quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy.
Trải qua thời gian cùng những biến động của lịch sử, đến nay chỉ có đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết còn tồn tại bia chủ quyền và đó cũng là 2 bia cũ nhất còn được bảo tồn ở quần đảo Trường Sa hiện nay.
Ghi nhận những giá trị lịch sử tiêu biểu của di tích và góp phần khẳng định chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, ngày 13/6/2014 Bộ VH-TT&DL đã ra quyết định xếp hạng di tích Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa tại đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết là di tích lịch sử quốc gia.
Bia chủ quyền trên đảo Song Tử Tây nằm trong khuôn viên của trạm khí tượng Song Tử Tây
Đảo Song Tử Tây thuộc xã Song Tử Tây, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, có vĩ độ 110 25’55’’ bắc và kinh độ 114018'00’’ đông
Bia được chia thành 2 phần rõ ràng, xây bằng gạch, vôi, vữa có chiều cao 3,36m, gồm phần thân và phần chóp
Các chữ trên thân bia được khắc lõm chìm vào trong, dù trải qua hơn 60 năm nhưng những dấu tích vẫn còn nhìn rõ
Ẩn hiện trong không gian rợp một màu xanh của những cây phong ba, bàng vuông cổ thụ, bia chủ quyền trên đảo Song Tử Tây là một trong những vị trí trọng yếu, được coi là linh hồn của đảo
Năm 2011, khu trùng tu bia, khuôn viên di tích đã được xây hệ thống hàng rào bằng gạch, vôi vữa cao 80cm bao quanh bia với diện tích 16m2
Bia chủ quyền ở đảo Nam Yết nằm trong khuôn viên chùa Nam Huyên
Đảo Nam Yết thuộc xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, có vĩ độ 100 10’45’’ bắc và kinh độ 114022’00’’ đông
Bia chủ quyền ở đảo Nam Yết,với diện tích xấp xỉ 16m2, hiện đã bị mất phần chóp, chỉ còn phần thân cao 1,32m
Bia chủ quyền cổ xưa nhất ở Trường Sa
So với nhiều công trình khác trên đảo, kiến trúc, vị trí của di tích không nổi bật, song từ những vết rạn chân chim, mỗi nét chữ khắc sâu trên bia đều khiến mỗi người khi tới đây trào dâng một niềm tự hào khôn tả
Bia chủ quyền cổ xưa nhất ở Trường Sa
Do bia ở đảo Song Tử Tây bị sụt lún, nên ngay sau đó UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Trường Sa trùng tu, tôn tạo cả hai bia chủ quyền
Dẫn lời chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chúc Tết đến đồng bào và chiến sĩ cả nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế.
Gần 20 lần trực tiếp đến thăm, nói chuyện với cán bộ chiến sĩ, dù có lúc chỉ 15 phút, nhưng Bác đã để lại cho cán bộ, chiến sĩ đơn vị những bài học sâu sắc và những kỷ niệm không bao giờ quên.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, đồng bào và sư sãi Khmer tỉnh Sóc Trăng đã triển khai, thực hiện nhiều biện pháp thiết thực nhằm chung tay cùng các cấp chính quyền hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Truyền thống yêu nước thương nòi đã gắn kết dân tộc con Rồng cháu Tiên thành một khối đoàn kết gắn bó keo sơn, chung tay xây dựng đất nước Việt phát triển, chung tay kiến tạo hòa bình.
Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, Ban Phụng sự Tổ đình Đức Huỳnh giáo chủ và bà con Phật giáo Hòa Hảo vừa kỷ niệm 102 năm Ngày Đản sinh Đức Huỳnh giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo-Huỳnh Phú Sổ (ngày 25/11 Kỷ Mùi–ngày 25/11 Tân Sửu).
Giấy bản gắn liền với văn hóa tín ngưỡng của đồng bào Dao và thường được sử dụng trong các dịp đặc biệt. Để làm giấy bản thì cần những chiếc mành để tráng giấy.
Một trong những hoạt động đáng nhớ và không thể thiếu trong chuyến công du Anh, Pháp của Thủ tướng Phạm Minh Chính là buổi gặp mặt với bà con kiều bào ở châu Âu.
Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được kết tinh qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
"Đoàn kết, thương yêu là nhìn cùng về một hướng. Hướng đó chính là xây dựng một đất nước hùng cường. Đó là một khát vọng có thể tập hợp được tất cả người Việt Nam, đặc biệt là đối với giới trẻ".
Năm 2021 Hà Nội cũng như cả nước gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19. Chính trong thời khắc khó khăn ấy, sự đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc, giá trị văn hóa, tinh thần sống tốt đời đẹp đạo đã lan tỏa.
Lễ Thiên chúa Giáng sinh không chỉ là ngày lễ trọng riêng của người Công giáo mà cũng là niềm vui chung của đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh, thiếu niên cả nước.
Trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam, có rất nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác dân vận, vận động và phát huy vai trò của quần chúng nhân dân, đặc biệt là vào những thời điểm khó khăn.
Báo VietnamNet giới thiệu ảnh khai mạc triển lãm lưu động ảnh, tư liệu tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo ở cơ sở năm 2021 vừa diễn ra hôm 21/12 tại Quảng trường 26/3, TP.Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
Lễ hội Sayangva là một nét sinh hoạt văn hoá rất độc đáo của người Chơ’ro còn được bảo lưu. Lễ hội Sayangva còn gọi là cúng thần Lúa hay là Mừng lúa mới. Đây là lễ hội truyền thống lớn nhất của người dân tộc Chơ’ro.