Hội nghị trực tuyến toàn quốc tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì diễn ra vào sáng nay (17/2).
Cùng tham dự hội nghị còn có các Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Trần Hồng Hà.
Văn phòng Chính phủ đã gửi công điện mời họp đến Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), Công an, Tư pháp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội...
Thành phần được mời dự hội nghị còn có chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố. Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) và Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA).
Tham dự hội nghị còn có các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản và các chuyên gia: TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia; GS - TS Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân; TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.
Hội nghị sẽ diễn ra tại trụ sở Chính phủ, kết nối với các điểm cầu trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh thị trường bất động sản có nhiều khó khăn. Theo Bộ Xây dựng, số lượng doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể trong năm 2022 là gần 1.200 doanh nghiệp tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước.
Khó khăn của thị trường bất động sản có nút thắt vướng mắc về pháp lý, nguồn vốn…
Theo Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA), vướng mắc pháp lý chiếm 70% khó khăn của doanh nghiệp bất động sản.
Khi làm việc tại các địa phương, Tổ công tác của Thủ tướng đánh giá, về thể chế, quy định pháp luật liên quan đến pháp luật đất đai từ định giá đất, quy hoạch, pháp luật về đầu tư, đấu thầu đều có những khó khăn, vướng mắc. Thậm chí những chính sách được xem là khuyến khích xây nhà ở xã hội cũng không thực chất.
Bên cạnh đó, tổ chức, người thực thi pháp luật có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ rủi ro pháp lý dẫn đến đùn đẩy hồ sơ lòng vòng, giải quyết chậm, không dám đề xuất, không dám quyết định.
Tổ công tác của Thủ tướng cũng cho biết, doanh nghiệp rất khó tiếp cận, vay vốn ngân hàng. Đặc biệt từ nửa cuối 2022, dù có tài sản đảm bảo do các ngân hàng hết hạn mức, đồng thời kiểm soát chặt chẽ hơn tín dụng vào bất động sản.
Nhiều khách hàng cũng không được giải ngân dù trước đó đã ký thỏa thuận cho vay, dẫn đến doanh nghiệp không bán được hàng.
Lãi suất cho vay cuối năm 2022 cũng tăng hai đợt vào tháng 9 và tháng 11 gây thêm khó khăn cho huy động vốn. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng gặp áp lực với lượng lớn trái phiếu phải đáo hạn cuối 2022 và trong cả 2023.
Bộ Xây dựng đánh giá, hiện nay, tình hình thị trường đã có những chuyển biến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn về thể chế, nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn trái phiếu, chứng khoán, tổ chức thực thi pháp luật của địa phương cần tiếp tục được tập trung tháo gỡ.
Bộ Xây dựng đề xuất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ 6 giải pháp:
1. Hoàn thiện thể chế
2. Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội
3. Giải pháp về nguồn vốn tín dụng nới trần (room) tín dụng phù hợp để hỗ trợ cho nền kinh tế trong năm 2023 và các năm tiếp theo…
4. Giải pháp về nguồn vốn trái phiếu
5. Tổ chức thực thi pháp luật của các địa phương
6. Kiểm soát, kiểm duyệt thông tin tiêu cực ảnh hưởng đến thị trường và doanh nghiệp.
Doanh nghiệp BĐS nên cơ cấu lại, tránh việc 'chết chìm trên đống tài sản'Đòi hỏi cơ chế riêng là phi thị trường. Doanh nghiệp bất động sản cần xem xét lại nguồn lực, cần thiết bán bớt dự án nhằm giảm gánh nặng về vốn và thêm dòng tiền để thực hiện tốt các dự án khả thi, tránh “chết chìm trên đống tài sản”
Bộ Xây dựng đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ cho vay nhà ở xã hộiBộ Xây dựng đề nghị Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn.