Thưa ông, trong hơn thập niên qua, Nhật Bản trở thành một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam là đối tác quan trọng trong chiến lược "ngoại giao cảnh sát biển" của Nhật Bản, được khởi động từ giai đoạn ông Abe Shinzo nắm quyền, trong đó các bên cùng chia sẻ những giá trị chung về hòa bình và ổn định tại khu vực. Chính phủ Nhật cũng đẩy mạnh hỗ trợ Việt Nam tăng năng lực chấp pháp trên biển, trong đó có những cam kết cung cấp tàu tuần tra cho Cảnh sát biển Việt Nam. Ông đánh giá thế nào và triển vọng cho quan hệ Nhật Bản - Việt Nam tới đây trên nền tảng này ra sao?

Vào ngày 21/9/2023, Nhật Bản và Việt Nam sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong năm 2023, chúng tôi mong muốn tiếp tục tăng cường mối quan hệ hai nước và tạo ra một dự án phù hợp để đánh dấu mốc kỷ niệm này.

Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuhide Nakayama

Hãy coi 2023 là năm đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên hợp tác mới cho cả Nhật Bản và Việt Nam. Tôi thực sự tin tưởng rằng chúng ta nên thúc đẩy hợp tác hơn nữa trong tương lai. Điều quan trọng là phải thực hiện theo hướng tăng số lượng khuôn khổ hợp tác an ninh. Đặc biệt, chúng ta cần nghĩ đến việc hợp tác trong các lĩnh vực chặt chẽ hơn.

Dưới thời Thủ tướng Abe Shinzo, Nhật Bản đã có những sáng kiến nhằm thúc đẩy hoà bình và an ninh khu vực cũng như thế giới. Theo ông, Nhật Bản sẽ tiếp tục chính sách này ra sao?

Ở Đông Bắc Á, môi trường xung quanh Nhật Bản từ khía cạnh an ninh đang ngày càng trở nên phức tạp qua từng năm. Thủ tướng Abe Shinzo ủng hộ tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở (FOIP) cho hợp tác quốc tế. Về đối nội, Nhật đã tăng ngân sách để bảo vệ biên giới, nhất là bởi chúng tôi là một quốc gia hàng hải.

Ngoài ra, phần cứng, phần mềm, công nghệ và kỹ năng của Cảnh sát biển Nhật Bản cũng được liên kết chặt chẽ với các nước ASEAN, các hoạt động đào tạo chung được tổ chức. Giờ đây, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Kishida Fumio, chúng tôi sẽ tiếp tục tạm ứng ngân sách quốc phòng lên 2% GDP theo hình thức kế thừa chủ trương của ông Abe.

Nhật Bản đã thúc đẩy chính sách “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở”. Ông có nhận định gì về chính sách này và Nhật sẽ tiếp tục di sản này của ông Abe thế nào?

Trước những căng thẳng ngày càng gia tăng của tình hình thế giới trong thế kỷ 21, chính sách “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở” mà Thủ tướng Abe vận động cùng thế giới tiếp tục có tác động to lớn theo hướng tích cực, đặc biệt là đối với các quốc gia ủng hộ dân chủ.

Được biết, sáng kiến Abe Shinzo vì Hoà bình và an ninh ra đời không chỉ nhằm tưởng niệm cố Thủ tướng Nhật Bản, vinh danh di sản và tiếp nối những cống hiến của ông cho thế giới, mà còn nhằm kết nối các nhà lãnh đạo thế giới (các lãnh đạo chính phủ, quốc hội, doanh nghiệp), các học giả, nhà tư tưởng, nhà sáng tạo đang đồng hành, cống hiến, tiếp tục đấu tranh, xây dựng thế giới hòa bình, an ninh và thịnh vượng. Theo ông, sáng kiến này mang lại những giá trị gì cho công cuộc gìn giữ hoà bình và an ninh?

Như câu hỏi đã chỉ ra, tôi muốn tạo ra kết quả. Vì lý do đó, chúng tôi tìm kiếm công nghệ có giá trị từ khắp nơi trên thế giới và mang nó đến cho các bạn. Chúng tôi muốn giới thiệu điều đó, ở Nhật Bản và châu Á.

Điều đặc biệt quan trọng là phải xây dựng một hệ thống hợp tác trong khu vực để thay đổi cuộc chơi. Theo một nghĩa nào đó, chúng ta phải ngăn chặn những cuộc xung đột hiện nay và cả xung đột tiềm tàng muốn thay đổi hiện trạng. Để đạt được điều đó, tôi tin rằng hợp tác và đồng lòng quốc tế là quan trọng.

Ông có thể chia sẻ đôi điều về Sáng kiến Abe Shinzo vì Hoà bình và an ninh mà phía Nhật hợp tác với Diễn đàn toàn cầu Boston?

Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới tính theo GDP, có trách nhiệm với tư cách là một cường quốc. Mặt khác, Nhật cũng tồn tại nhiều vấn đề. Làm thế nào chúng ta có thể tìm ra giải pháp cho cho tương lai? Tôi tin rằng, không chỉ có Nhật Bản mà cả ASEAN và những quốc gia khác cần cùng nhau hợp tác giải quyết.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước đã tới Tokyo, bắt đầu chương trình dự lễ quốc tang cố Thủ tướng Abe Shinzo, từ ngày 25 - 28/9.

Việc Chủ tịch nước thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước dự lễ quốc tang thể hiện tình cảm, sự ghi nhận của lãnh đạo và nhân dân Việt Nam đối với những tình cảm và đóng góp của cố Thủ tướng Abe Shinzo trong thúc đẩy quan hệ hai nước; khẳng định sự coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng, góp phần tăng cường quan hệ và sự tin cậy chính trị với Nhật Bản.

Ông Abe với mong muốn một 'Nhật Bản hùng cường trở lại'Năm 2012, trong nỗ lực vận động bầu cử, ông Abe Shinzo đã đưa ra một số chính sách cải thiện kinh tế xã hội: Nới lỏng tiền tệ, kích thích tài khóa để làm mạnh hệ thống tài chính, cải cách cơ cấu xã hội bằng khuyến khích đầu tư tư nhân.