3 nhà mạng thí điểm

Từ tháng này, VNPT và Viettel đã bắt đầu cung cấp dịch vụ tiền di dộng (Mobile Money). Để sử dụng, khách hàng của cả 2 nhà mạng Vinaphone, Viettel đều phải đáp ứng yêu cầu sở hữu sim chính chủ và dùng dịch vụ viễn thông liên tục trong ít nhất 3 tháng liền kề.

Tập đoàn VNPT trở thành đơn vị trung gian thanh toán đầu tiên bằng Mobile Money - VNPT Pay trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia từ 1/12.

Khác biệt lớn nhất của Mobile Money so với ví điện tử là khách hàng có thể thanh toán dịch vụ, hàng hóa có giá trị nhỏ mà không cần phải có tài khoản ngân hàng. Ngoài ra, tài khoản Mobile Money cũng có thể dùng thông qua USSD trên các dòng điện thoại "cục gạch" (feature phone) không có kết nối internet.

Khi dịch Covid-19 bùng phát năm 2020, để giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh, Chính phủ nhiều nước đã nhanh chóng đưa ra các quyết sách nhằm hạn chế việc tiếp xúc và sử dùng tiền mặt.

{keywords}
Mobile Money thêm giải pháp giúp thích ứng với Covid-19

 

Tại Việt Nam, Chỉ thị 11 ngày 4/3/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 đã đưa ra nhiều chỉ đạo cụ thể, trong đó việc đẩy nhanh tiến độ triển khai thí điểm Mobile Money là một trong các nhiệm vụ trọng tâm.

Nhờ khả năng vận hành chỉ cần tới mạng viễn thông mà không phụ thuộc vào internet hay tài khoản ngân hàng, Mobile Money không chỉ dễ dàng giúp thay thế tiền mặt trong các giao dịch nhỏ lẻ hàng ngày, nhất là khu vực nông thôn.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 4 năm nay so với cùng kỳ năm 2020, lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt có tăng trưởng ấn tượng tại tất cả các kênh: Internet tăng 65,9%; điện thoại di động tăng 86,3%; QR code tăng 95,7%. Tại Việt Nam, tỷ lệ người dùng tài khoản ngân hàng chưa cao, nhưng mật độ thuê bao di động đạt trên 100%. Như vậy nếu được chính thức triển khai, Mobile Money sẽ là cú hích quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng của thanh toán điện tử tại Việt Nam.

Theo Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 1813/QĐ-TTg, một số mục tiêu mà Chính phủ đề ra có thể kể đến như từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản; số lượng điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt lên trên 450.000 điểm; tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 20 - 25%/năm;…

Theo Tổng cục thống kê, trong vài năm gần đây, Việt Nam là một trong những thị trường viễn thông có tốc độ tăng trưởng nhanh trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung. 

Tính riêng 6 tháng đầu năm, tổng số thuê bao di động tại Việt Nam là hơn 123 triệu trên gần 100 triệu dân. Trong đó, hơn 90 triệu thuê bao điện thoại di động sử dụng smartphone. Hai thành phố là Hà Nội và TP.HCM có số lượng thuê bao d

Thêm kênh thanh toán mới

 

Theo ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông, với việc được cung cấp Mobile Money, các nhà mạng đã bước sang một giai đoạn mới, mở ra một lĩnh vực, không gian mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

"Từ nay, các nhà mạng chính thức bước vào thị trường fintech với Mobile Money. Trước đây, họ có làm fintech, ví điện tử nhưng ở quy mô thị trường nhỏ hẹp, ở tâm thế vừa ném đá, vừa dò đường", thứ trưởng nói và coi đây là tập dượt, chuẩn bị cho Mobile Money.

Thứ trưởng đề nghị các nhà mạng phải phát triển đúng mục tiêu thu hẹp khoảng cách số ở vùng sâu, vùng xa theo định hướng của chính phủ, bên cạnh việc cung cấp dịch vụ tại các thị trường nóng bỏng, thành phố lớn.

Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng, Mobile Money là một giải pháp quan trọng để Việt Nam có thể triển khai dịch vụ tài chính đến mọi người dân, nhất là những nơi người dân chưa có tài khoản ngân hàng.

Phó Thống đốc cho rằng việc triển khai chính sách phát triển thanh toán không dùng tiền mặt hướng tới người nông dân là vô cùng quan trọng. Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ một số nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo...

Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ, sớm trình Chính phủ Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt và ban hành các văn bản hướng dẫn, Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (sandbox) trong lĩnh vực ngân hàng.

Đồng thời, NHNN tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia, hạ tầng hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ theo hướng cung ứng dịch vụ thanh toán trực tuyến, xử lý tức thời, hoạt động liên tục 24/7 cho mọi đối tượng và người dân. Cơ quan này cũng sẽ nghiên cứu, ứng dụng những công nghệ mới vào lĩnh vực thanh toán để đưa ra những sản phẩm, dịch vụ tiện ích, phù hợp với hành vi tiêu dùng ở khu vực nông thôn.

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Bài ảnh Bảo Anh