Người đàn ông nhiều năm làm từ thiện, xây trường trên vùng cao
Bảo Sơn là một người khuyết tật vận động nhưng nhiều năm qua, anh miệt mài cùng những người bạn làm thiện nguyện, xây trường cho trẻ em vùng cao.
13 người Việt trẻ, trong đó có 12 thành viên đang làm việc và học tập trên đất nước Nhật Bản, cùng nhau tập hợp để chia sẻ chung một đam mê: Leo núi.
Họ đã cùng nhau chinh phục nhiều ngọn núi trên khắp đất nước Mặt trời mọc. Nhưng mãi đến tết Nguyên đán năm 2023, cả nhóm mới về Việt Nam và lần đầu tiên leo một ngọn núi ở Việt Nam.
Suốt hành trình trải nghiệm, Trần Văn Giang (31 tuổi) và cả nhóm được chứng kiến, trò chuyện với những em bé vùng cao thiệt thòi, nghèo khó. Lúc ấy, Giang đã nảy ra ý tưởng: Tại sao không tận dụng sức mạnh của cộng đồng leo núi để làm một điều gì đó cho những đứa trẻ này?
Bắt tay vào làm ngay, tháng 2 năm 2023, Giang cùng các bạn lập dự án thiện nguyện Bàn chân xanh. Những cuộc họp bắt đầu diễn ra để bàn về cách thức hoạt động, gây quỹ.
“Chúng tôi họp liên tục, nhiều cuộc họp vào buổi tối kéo dài đến tận 12h đêm, 1h sáng. Mặc dù sáng hôm sau tất cả đều phải đi làm nhưng ai cũng kỷ luật, trách nhiệm và hoàn toàn nghiêm túc với dự án cho tới tận bây giờ”, Giang, người sáng lập nhóm chia sẻ.
Các thành viên trong nhóm đều là những người yêu thích và có kinh nghiệm leo núi. Họ thường xuyên tổ chức những cuộc leo núi định kỳ vào các ngày cuối tuần tại các điểm leo trên toàn Nhật Bản.
Đó cũng chính là lý do nhóm được đặt tên là Bàn chân xanh – nơi những người có cùng đam mê khám phá núi rừng tụ họp và truyền cảm hứng cho nhau trên mỗi bước đi, mỗi hành trình.
Vì có chung một sở thích, chung hoàn cảnh sống nên họ có sự đồng cảm nhất định. Việc chia sẻ, đóng góp cũng vì thế mà trở nên dễ dàng và có nhiều sự tin tưởng lẫn nhau hơn.
Các em nhỏ ở Huổi Thướn, xã Phiêng Cằm, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
“Năm 2023, nhóm đã tổ chức nhiều chuyến leo núi, cắm trại, trải nghiệm... Mỗi chuyến đi, các thành viên đều chung tay đóng góp cho quỹ chung. Ngoài ra, nhóm cũng tổ chức bán một số sản phẩm cho người yêu thích leo núi như khăn rằn, áo phông… để có nguồn thu thường xuyên cho quỹ.
Trong năm 2024 này, chúng tôi sẽ mở rộng các loại hình sự kiện để Bàn chân xanh có thể tiếp cận được với nhiều người ở nhiều bộ môn thể thao khác.
Cụ thể, chúng tôi vừa tổ chức một giải chạy nhỏ cho những người yêu thích chạy bộ ở thành phố Osaka. Tháng 3 tới, nhóm cũng sẽ tổ chức hoạt động trượt tuyết. Tháng 4, chúng tôi có kế hoạch tổ chức một giải chạy nữa tại Tokyo”.
Nhóm cũng tổ chức một sự kiện lớn định kỳ mỗi năm 1 lần mang tên "Trao". Đây là dịp để cả những người không chơi thể thao cũng có thể tham gia cùng, là dịp để cả nhóm gặp gỡ, chuyện trò và báo cáo tình hình thiện nguyện một năm vừa qua.
Sự kiện cũng là cơ hội để những người có nhiều kinh nghiệm trong các môn thể thao chia sẻ với người mới, tạo nên một cộng đồng người Việt Nam ở Nhật Bản yêu thể thao, được trang bị đầy đủ kiến thức và quy tắc an toàn.
Cùng với các hoạt động gây quỹ, nhóm cũng xác định phải khảo sát, xác minh rất kỹ lưỡng đối tượng mà mình định chọn để giúp đỡ và chia sẻ. Thành viên duy nhất của nhóm đang sống ở Việt Nam phụ trách việc này bằng những chuyến đi thực tế.
Sau 6 tháng bàn bạc, nhóm đã đi đến quyết định xây mới điểm trường Huổi Thướn, xã Phiêng Cằm, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cùng với một nhóm thiện nguyện khác.
Tổng chi phí cho hoạt động lớn đầu tiên này của nhóm trị giá 180 triệu đồng - cũng là toàn bộ số tiền nhóm đã gây quỹ được trong 7 tháng qua. Điểm trường mới khang trang hơn được khánh thành cách đây không lâu.
Điểm trường Huổi Thướn, xã Phiêng Cằm, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trước và sau khi xây dựng
Dịp Tết dương lịch vừa qua, một số thành viên của nhóm có điều kiện về Việt Nam đã lên tận điểm trường để tổ chức chương trình Tết, tặng quà cho các em.
Giang vẫn nhớ chuyến đi dài 9 tiếng ngồi trên xe với những cảm xúc thật đặc biệt. “Sau 9 tiếng di chuyển trong đêm bằng ô tô không có giường nằm, chúng tôi tới thành phố Sơn La vào sáng ngày 1/1. Từ đây, chúng tôi phải di chuyển tiếp bằng xe công nông. Cả người và đồ chen nhau trên thùng xe, di chuyển thêm quãng đường 15km vào điểm trường. Chuyến đi thực sự rất vui và đáng nhớ”.
Khi được tiếp xúc với những đứa trẻ nơi này, Giang cảm nhận rõ nhất sự thiếu thốn, thiệt thòi của các em. “Chúng tôi gặp một chút khó khăn khi giao tiếp với các em vì các em nhỏ chưa nghe nói được tiếng Kinh. Mặc dù thiếu thốn, gầy gò nhưng các em rất năng động, nhanh nhẹn và đáng yêu”.
Ở đây, nhóm của Giang gặp Thiền – cậu bé bị bệnh ở mắt. “Ngay sau chương trình, chúng tôi đã đề xuất với trưởng bản và thầy hiệu phó mong muốn được hỗ trợ chữa mắt cho em. Vì vội về thành phố, nên sau đó, chúng tôi nhận tin các thanh niên trong bản đã đưa em đi khám, chi phí do các mạnh thường quân của nhóm chi trả. Hiện tại, chúng tôi vẫn theo dõi và đồng hành cùng Thiền”.
Giang kể, "chúng tôi không mấy khi nhận được lời cảm ơn", vì đồng bào ở đây sống ở những bản làng xa xôi nhất của khu vực. Họ không quen với những câu chữ mỹ miều ấy.
“Tuy nhiên, chúng tôi nhìn thấy niềm vui và sự hạnh phúc của họ khi được tham gia vào những hoạt động như thế này. Có nhiều em, nhà cách xa điểm trường lắm cũng đến từ sớm đợi chúng tôi. Các em nhỏ cùng chơi trò chơi. Thầy cô giáo, phụ huynh giúp nấu nướng. Chúng tôi nhìn thấy sự hạnh phúc của mọi người trên gương mặt, đó đã là lời cảm ơn ý nghĩa nhất mà chúng tôi nhận được”.
Khi được hỏi có e ngại không khi chọn làm việc này ngay giữa thời điểm có quá nhiều lùm xùm xung quanh chuyện làm từ thiện, Giang nói, sự minh bạch của nhóm luôn được đề cao.
Theo cách vận hành của nhóm, tiền gây quỹ và ủng hộ sẽ không nằm trong tay một cá nhân nào, mà nhóm sẽ có những bộ phận riêng phụ trách từng mảng tài chính, truyền thông, sự kiện... Mọi khoản thu chi đều được công khai trên tất cả các kênh mà nhóm đang hoạt động, ai cũng có thể xem.
“Đều là những người trưởng thành, chúng tôi ý thức được rằng sẽ luôn có 2 luồng ý kiến xung quanh một sự việc. Nhưng chúng tôi không e ngại điều đó và sẵn sàng giải quyết nếu có vấn đề.
Những người trẻ như chúng tôi, ngoài sức khỏe, ngoài cái tâm thiện, ngoài đôi chân hay đi thì đâu có gì để mất. Động lực duy nhất khiến chúng tôi vẫn cùng nhau thực hiện dự án này, đó là giúp đỡ được nhiều đứa trẻ hơn”.
Ảnh và video: NVCC
Bảo Sơn là một người khuyết tật vận động nhưng nhiều năm qua, anh miệt mài cùng những người bạn làm thiện nguyện, xây trường cho trẻ em vùng cao.
Người đàn ông 72 tuổi đi xe máy từ Hải Phòng lên Hà Nội trao số tiền 20 triệu đồng cho một nhóm bạn trẻ với mong muốn được góp phần xây trường cho trẻ vùng cao.
Hàng nghìn đứa trẻ vùng cao được nuôi cơm trưa, hàng chục điểm trường bằng tre nứa được xây mới bởi một chàng trai Hà Nội có biệt danh là ‘Trung đồng nát’.