Sau 8 năm triển khai, xã Mường Phăng được UBND tỉnh Điện Biên công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018. Những hình ảnh do phóng viên ghi được trên vùng đất từng là Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Năm 2011, khi bắt đầu triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Mường Phăng chưa đạt tiêu chí nào trong bộ tiêu chí quốc gia; là xã có điểm xuất phát thấp trong các xã điểm của tỉnh. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo là 42,35%, thu nhập bình quân đầu người mới đạt 3,5 triệu đồng/người/năm; cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp với quy mô nhỏ, lẻ, kết cấu hạ tầng còn yếu, kém đồng bộ và chưa hoàn chỉnh.
Sau 8 năm triển khai, xã Mường Phăng được UBND tỉnh Điện Biên công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018. Xã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí, với 44/49 chỉ tiêu; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 3,5 triệu đồng/người/năm vào năm 2011 lên trên 30 triệu đồng/người/năm vào năm 2018; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 42,35% năm 2011 xuống chỉ còn 10,51% năm 2018; tỷ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn về chất lượng nhà ở theo quy định đạt 99,10%; tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có việc làm đạt 92%; 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn xã, 80,77% thôn, bản đạt danh hiệu thôn, bản văn hóa; tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo ba sạch đạt 64,25%.
Cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ 30km, xã Nông thôn mới Mường Phăng từng là căn cứ địa cách mạng những thập kỷ 50, thế kỷ 20.Xây dựng nông thôn mới đã làm bộ mặt nông thôn xã Mường Phăng thay đổi toàn diện trên tất cả các mặt và lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, nhân dân các dân tộc trong xã tích cực hưởng ứng phong trào thi đua. Nhiều hộ đã hiến công, hiến kế, đóng góp sức người, sức của, đặc biệt là đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hiến đất vào việc xây dựng nông thôn mới. Xác định việc xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống của người dân, thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền xã Mường Phăng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Quyết định số 330 của UBND tỉnh Điện Biên về bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và xã nông thôn mới kiểu mẫu. Một trong những bể chứa nước sạch ở Mường Phăng.Trường tiểu học Võ Nguyên Giáp được xây dựng khang trang ở Mường Phăng.Sân trường TH Võ Nguyên Giáp.Trường học được trang bị máy tính để học sinh dân tộc có thể theo kịp công nghệ.Một ngôi nhà của người dân đang dần hình thành cùng với đổi thay trên vùng đất căn cứ địa cách mạng.Những con đường sạch đẹp ở Mường Phăng.Mường Phăng luôn là “địa chỉ đỏ” thu hút du khách trong và ngoài nước tìm về khi đặt chân lên mảnh đất Điện Biên.Để nâng cao đời sống của bà con, chính quyền địa phương sẽ chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, phát huy tối đa các nguồn lực đầu tư trên địa bàn; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, tập trung phát triển các mô hình sản xuất, các loại cây con giống đặc trưng của địa phương để nâng cao thu nhập cho người dân.Với thế mạnh là địa bàn có di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, Mường Phăng sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch trải nghiệm lịch sử và du lịch cộng đồng, khám phá bản sắc đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã.
Xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực gắn với truy xuất nguồn gốc hàng hóa đã giúp Tiền Giang có nhiều sản phẩm OCOP cấp tỉnh có sức cạnh tranh.
Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã từng bước tạo thương hiệu cho nông sản địa phương, định danh nông sản, xây dựng chuỗi giá trị hướng đến đưa sản vật của tỉnh đến thị trường trong và ngoài nước.
Thời kỳ đổi mới, các văn kiện của Đảng, đặc biệt là Văn kiện Đại hội XIII đã đặt ra vấn đề xây dựng văn hóa, chuẩn mực con người Việt Nam là một trong những nội dung trọng tâm, cốt lõi thúc đẩy phát triển đất nước phồn vinh và hạnh phúc.
Để nhìn lại những thành tựu đối ngoại đạt được cũng như đưa ra phân tích, đánh giá về thời cơ và thách thức với đối ngoại Việt Nam trong thời gian tới, VietNamNet tổ chức cuộc tọa đàm với chủ đề “Đối ngoại tiên phong, đồng hành cùng đất nước”.
Dù trong quá khứ hay hiện tại, tương lai, tình yêu đất nước luôn là chất keo kết dính quy tụ đồng bào ta ở khắp năm châu, là nền tảng kiến tạo sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và là động lực đưa đất nước ta vươn lên.
Phát huy truyền thống yêu nước nồng nàn và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) ngay từ khi mới hình thành, đã luôn đồng hành cùng đất nước trong mọi hoàn cảnh.
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 có những thay đổi, bổ sung lớn nào so với giai đoạn trước? Tư duy, phương thức hỗ trợ người nghèo được điều chỉnh ra sao, cùng với đó những thách thức nào đặt ra?...
Hiện cả nước có 5.300 mã số vùng trồng được công nhận. Đây được coi là mã định danh và là một trong những yêu cầu bắt buộc của các thị trường nhập khẩu nông sản đối với vùng nguyên liệu xuất khẩu.
Ở xã nông thôn mới thông minh Yên Hòa, cả một hệ sinh thái số đang hoạt động nên người dân có thể quét mã QR code thanh toán khi mua hàng, tư vấn khám bệnh từ xa…
Chà Nưa là xã miền núi biên giới, cách trung tâm huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 45km, có 4,1 km đường biên giáp với nước CH Dân chủ nhân dân Lào. Xã có 4 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm tới 84,73%.
Giữa tháng 12 năm ngoái, Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể đã chính thức ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Từng là một bản ma túy phức tạp với hàng chục con nghiện - Pa Mu (xã Hua Bum, Nậm Nhùn, Lai Châu) nay bình yên hơn nhờ có hệ thống camera giám sát lắp khắp bản.
Cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc đều có sắc thái văn hóa riêng, vừa thể hiện bản sắc tộc người, vừa góp phần làm phong phú, đa dạng cho nền văn hóa chung.
Những tuyến cao tốc hiện đại, nối liền thủ đô với nhiều tỉnh phía Bắc như Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Cao Bồ - Mai Sơn, Hà Nội - Hải Phòng, Vân Đồn - Móng Cái... giúp việc đi lại nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.