Trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, hiện có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó gần một nửa dân số là người các dân tộc Ê Đê, Ba Na, Chăm, Tày, Nùng, Dao…. Xuất phát điểm thấp, nhưng được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, địa phương đang tập trung nhiều chính sách để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống đồng bào các DTTS.

Ea Lâm được biết đến là xã 7 không (không đường, không trường, không trạm xá, không chợ, không nước sạch, không điện và không trụ sở) của huyện Sông Hinh, với hơn 90% người đồng bào DTTS. Cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, diện mạo xã Ea Lâm nay đã đổi thay với đầy đủ công trình phúc lợi công cộng và đời sống người dân ngày càng khấm khá.

2 huyện miền núi Sơn Hòa, Sông Hinh cũng phối hợp Ban Dân tộc và các sở, ngành triển khai rất nhiều chương trình, chính sách chăm lo đời sống người đồng bào DTTS và miền núi; giúp cải thiện đời sống bà con miền núi đáng kể.

Ảnh minh hoạ

Nhờ được tập trung đầu tư cho vùng DTTS và miền núi như: xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, trường học, y tế, nước sạch phục vụ đời sống bà con nhân dân. Gần đây nhất là 2 công trình trạm bơm thủy lợi với vốn đầu tư gần 20 tỉ đồng, giúp người dân bơm tưới lúa, ổn định lương thực.

Cùng với xã Ea Lâm, các chính sách đầu tư phát triển cũng được triển khai đồng bộ đến tất cả địa phương trong huyện, và hiện diện trên các mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Huyện Sông Hinh phấn đấu đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,22%, đến năm 2025 còn dưới 2%, nâng mức thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/năm. 

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện về chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách nên chuyển dịch cây trồng mạnh. Hiện nay hình thành một số vùng chuyên canh cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; một số mô hình chăn nuôi ở vùng đồng bào dân tộc và đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội huyện.

Để nâng cao năng lực xây dựng dự án, kế hoạch, phương án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị cho các cơ quan, đơn vị; định hướng danh mục dự án, kế hoạch, phương án sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho hộ dân, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS-MN… Ban Dân tộc tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn nội dung 1, tiểu dự án 2, dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS-MN) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025. 

Bên cạnh đó, địa phương cũng phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện rà soát các đối tượng thụ hưởng chính sách vay vốn; kiểm tra, giám sát công tác cho vay và hoạt động tín dụng trên địa bàn các xã vùng đồng bào DTTS. Từ đó, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện phân bổ chỉ tiêu cho vay hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm với số tiền 3,5 tỷ đồng; trong đó, riêng các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi là 1,28 tỷ đồng.

Hiện, Ngân hàng Agribank cũng thực hiện có hiệu quả 7 chính sách tín dụng, 2 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Các chương trình tín dụng chính sách lớn Agribank đang thực hiện đã góp phần tạo nên những thành tựu nổi bật về xây dựng nông thôn mới, hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

Tính đến ngày 31/8/2023, dư nợ cho vay của Agribank - Chi nhánh tỉnh Phú Yên đạt hơn 12.300 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm hơn 75% với hơn 9.000 tỷ đồng. Riêng 3 huyện miền núi Sơn Hòa, Sông Hinh và Đồng Xuân đạt hơn 3.300 tỷ đồng.

Tạo thuận lợi cho bà con, Agribank - Chi nhánh tỉnh Phú Yên đã triển khai tại tất cả các điểm giao dịch của ngân hàng với 18 điểm giao dịch cố định là các Chi nhánh và Phòng giao dịch và 1 điểm giao dịch bằng xe lưu động tại 3 cụm xã miền núi. 

Hồ Nhi