Sau nhiều năm giá mủ cao su xuống thấp, thì năm 2022 là năm thứ 2 ngành cao su vực dậy, vượt qua nhiều khó khăn do biến động thị trường, lạm phát kinh tế, sự chậm trễ về hoàn thuế gây thiếu vốn lưu động và biến động tỷ giá,....
Xuất khẩu cao su sang các thị trường lớn hiện đang giảm, nhưng những chính sách tới đây của Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể tạo đà để tăng cường xuất khẩu cao su từ Việt Nam sang các thị trường này.
Kể từ quý II/2023 xuất khẩu cao-su có sự cải thiện so với quý I đầu năm, nhưng xuất khẩu và kim ngạch vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ năm trước.
Ba tháng đầu năm, cả khối lượng và giá trị xuất khẩu mặt hàng cao-su đều giảm. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong quý I, Việt Nam xuất khẩu 381.913 tấn sản phẩm cao-su, thấp hơn 6,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Bước sang quý II, giá cao-su sụt giảm so với quý trước, đạt khoảng 1.355 USD/tấn so với mức 1.393 USD của quý I. Đây là yếu tố chính dẫn đến kim ngạch thấp cho dù hoạt động xuất khẩu đã từng bước cải thiện.
Tính lũy kế đến ngày 15/8, Việt Nam xuất khẩu 1,46 triệu tấn cao-su, giảm nhẹ 2% so cùng kỳ năm 2022, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu cao-su trong thời gian này sụt giảm 20,5% so cùng kỳ năm trước.
Trong bối cảnh xuất khẩu cao-su của Việt Nam đang rơi xuống mức âm thì tín hiệu lạc quan ở thị trường nhập khẩu khổng lồ “hàng xóm” Trung Quốc lại nhen nhóm hy vọng của các nhà xuất khẩu cao-su Việt Nam.
Năm ngoái, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã tích cực khắc phục khó khăn, đảm bảo sản lượng khai thác đạt 429.000 tấn (tăng 6% so với năm trước), doanh thu đạt 28.600 tỷ đồng (tăng 1,1%), nộp ngân sách nhà nước 4.000 tỷ đồng (tăng 32,7%).