HAFE là viết tắt của cụm từ tiếng Anh 'Trục xuất Flatus ở độ cao lớn' để chỉ một hội chứng tiêu hóa liên quan đến việc tăng lượng khí lên trực tràng khi cơ thể di chuyển lên cao. Tiến sĩ David Shlim, bác sĩ và cựu chủ tịch của Hiệp hội Y học Du lịch Quốc tế cho biết, thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên bởi Joseph Hamel vào năm 1820 và sau đó là Paul Auerbach cùng York Miller trong năm 1981.

Cảm giác chướng bụng, đầy hơi muốn xả khí ra ngoài do sự chênh lệch áp suất khí quyển này được nghiên cứu trên các nhà leo núi và những phi công lái máy bay quân sự.

Và HAFE đã được chứng minh là thường xảy ra hơn khi con người lựa chọn di chuyển bằng máy bay.

imgdgadsg3446432.png

Khoang máy bay được điều áp ở độ cao từ 1.800 đến 2.400 mét. Đây là một sự thay đổi độ cao đáng kể đối với cơ thể bạn, tiến sĩ Shlim nói với HuffPost. Và cũng giống như không khí trong chai nước sẽ càng giãn nở khi lên cao, khí trong ruột của bạn cũng có thể giãn nở và chiếm nhiều không gian hơn bình thường khoảng 30%.

Sau đó, lượng khí tăng đột biến này cần phải xả ra.

Tiến sĩ Scott Kalish, bác sĩ y khoa du lịch ở thành phố New York cho biết: “Áp suất không khí trên máy bay khác với trên mặt đất. Với một số người, điều đó có thể khiến bụng của họ sinh ra nhiều khí hơn”.

Kalish cho biết, khí giãn nở cũng có thể dẫn đến cảm giác đầy hơi. Lời khuyên các chuyên gia đưa ra cho những hành khách đang ở trong tình trạng này là nên uống nhiều nước, đồng thời tránh các thức ăn mặn và có chứa nhiều chất béo.

58e7fb8916000020004d96a0.jpeg

Tiến sĩ Marvin Cooper, một bác sĩ y học du lịch ở Manhattan (Mỹ), khuyên bạn nên đứng lên di chuyển trên máy bay một chút như đi đến nhà vệ sinh để “kích thích hoạt động của ruột”.

Và quan trọng hơn là hãy vào nhà vệ sinh và xì hơi một cách tế nhị. Trong một bài báo năm 2013 về chứng đầy hơi trên máy bay, các nhà nghiên cứu từ đại học Copenhagen lưu ý rằng việc nhịn xì hơi có thể dẫn đến khó chịu, đau đớn và đầy hơi hơn. Theo thời gian, thói quen này cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng.

Tổng hợp