Alibaba, “ông vua” thương mại điện tử có khối lượng giao dịch lớn hơn cả của Amazon và eBay cộng lại  đã tiết lộ rằng họ đang chú trọng vào việc phát triển nền tảng chơi game mạng xã hội mới được gọi là KTplay. Hiện tại KTPplay đang hoạt động ở Trung Quốc với 60 triệu bản cài đặt, nhưng sau đó sẽ dần mở rộng đến các game thủ trên toàn thế giới.

Được biết, Alibaba đã hợp tác với Yodo1 , một nhà sản xuất game mobile danh tiếng để thực hiện dự án KTplay trên.

Spencer Liu, giám đốc sản phẩm của KTplay, chia sẻ rằng đây là một cách để các nhà phát triển trò chơi để "biến các tựa game di động cùng những trải nghiệm mạng xã hội trở nên phổ biến." Các nhà phát triển có thể thêm vào các trò chơi trên KTplay những tính năng mạng xã hội, cho phép họ tham gia và kết nối với người chơi khác. Đối với những game thủ, nó sẽ là một mạng xã hội mới dành cho game cùng những thủ thuật và lời khuyên khi chơi game.

Chủ tịch của Alibaba, Jack Ma

Về hình thức, KTplay có nhiều tính năng hơn so với Game Center hoặc Google Play Games của Apple, khi nó có thêm yếu tố thương mại điện tử với việc kết nối cùng Alibaba. Đại diện của Alibaba, Rachel Chan giải thích:

"Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận hợp tác giữa KTplay và các đối tác khác của chúng tôi bao gồm Alimama cho việc quảng cáo / tiếp thị, điện toán đám mây, và Alipay cho các dịch vụ thanh toán". 

Tính đến thời điểm 01 tháng 11 năm 2014, các tính năng xã hội của KTplay đã xuất hiện trong hơn 50 trò chơi, với một lượng người chơi cao ngất ngưởng  là 5,2 triệu cùng hơn 60 triệu lượt tải về.

Tiềm năng về thương mại điện tử

Henry Fong, người sáng lập và CEO của Yodo1, nói rằng game mạng xã hội  là một phạm vi mà Alibaba "không thể không tham gia." Minh chứng là Alibaba đã đầu tư một khoản tiền không được tiết lộ trong các công ty con của KTplay. Fong cho biết thêm rằng trong tương lai, khi KTplay sát nhập thương mại điện tử, marketing và game khi hợp tác với Alibaba của Alipay thì khả năng đạt được thành công trong lĩnh vực này là không hề nhỏ.

Fong dự đoán rằng nền tảng mới có thể mở rộng thành một hình thức "chơi game trên thị trường" dựa trên các giao dịch ingame.

Sự cạnh tranh thị trường Alibaba với Tencent ngày càng lớn mạnh

Việc tham gia vào nền tảng chơi game mạng xã hội này sẽ khiến sự cạnh tranh  giữa Alibaba và Tencent , hai “gã khổng lồ” về lĩnh vực công nghệ lớn nhất của Trung Quốc ngày càng được lớn dần.

Tencent là “cha đẻ” của WeChat, ứng dụng nhắn tin phổ biến trên di động, rồi sau đó mở rộng sang chơi game xã hội hồi tháng 8 năm 2013. Mặc dù WeChat đã đưa ra thông báo lên tới gần nửa tỷ người dùng đang hoạt động nhưng nền tảng chơi game xã hội của Tencent là khiêm tốn hơn nhiều. Các game của nước ngoài đầu tiên “đánh chiếm” WeChat vào thời điểm một năm sau khi một tựa game nổi tiếng : Candy Crush Saga ra mắt tại Trung Quốc .

Yodo1 và KTplay nhấn mạnh rằng với thế mạnh về công nghệ riêng của mình sẽ dễ dàng hơn rất nhiều cho các nhà phát triển trò chơi, sẽ thuận lợi hơn so với các thỏa thuận đặc biệt cần thiết để phát triển được một trò chơi dựa vào các yếu tố chơi game xã hội của các ứng dụng tin nhắn như WeChat hay Line.

Thay thế cho Facebook trong tương lai

Việc khởi động nền tảng game mạng xã hội KTplay sẽ mang lại một lợi ích không nhỏ cho cả hai phía: nhà sản xuất game (lợi nhuận) và người chơi - vì sử dụng được những mạng xã hội như Weibo hoặc Facebook để tất cả có thể thảo luận về các tính năng của trò chơi, cũng như có sự kết nối trong game. 

"Các nhà phát triển đang nhìn thấy sự đông đảo của người dùng KTplay, với con số lên đến gấp 10 lần so với số lượng người dùng trên Weibo," Liu tuyên bố. Các nhà phát triển cũng tự tin rằng KTplay sẽ có cơ hội rất lớn để vượt qua Facebook trong tương lai không xa.

Hiện đã có 50 trò chơi đã được sử dụng trong quá trình beta của KTplay, và  dự kiến sẽ hơn 700 trong vài quý tới, bao gồm các tên tuổi lớn như Ski Safari .

Fong cho biết thêm:

"Có ba giai đoạn để phát triển dự án trên toàn cầu. Hiện tại, chúng tôi vẫn đang ở giai đoạn một: đó là việc phát triển KTPlay tại thị trường Trung Quốc."

Alibaba Group có giá trị trên thị trường vào khoảng $ 260.000.000.000, với  một khoản đầu tư 120 triệu USD Kabam để đổi lấy bản quyền tại Trung Quốc với thương hiệu điện thoại di động của mình. Trước đó Alibaba đã mua lại 18% cổ phần tại dịch vụ “tiểu blog” Weibo vốn dĩ rất thông dụng tại quốc gia đông dân nhất thế giới và góp phần lớn vốn trong đợt huy động 280 triệu USD của công ty OTT Tango, doanh nghiệp được định giá tới 1,1 tỷ USD, cao hơn cả Viber.

Noah