Nhìn tổng thể, xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, tạo sự chuyển biến rõ nét trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội tại địa bàn.

Trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới, Thái Bình đã tập trung thực hiện chương trình "điện, đường, trường, trạm, nước sạch và điện thoại", với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", làm thay đổi hẳn bộ mặt nông thôn và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân.

Từ đầu thế kỷ 21 đến nay, mặc dù tập trung cao độ cho phát triển công nghiệp, dịch vụ nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, Thái Bình vẫn xác định đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm tạo bước đột phá tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Cùng với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và các chương trình mục tiêu của Trung ương, sau hơn 10 năm (2010-2022), Thái Bình đã huy động khoảng 25.144,267 tỷ đồng triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Từ đây, kết cấu hạ tầng nông thôn được tăng cường, tạo nên bộ mặt mới ở nhiều xã, thôn khang trang, sạch, đẹp.

Hệ thống bờ vùng, bờ thửa, kênh mương, đường giao thông nội đồng, lưới điện, trạm bơm, cống đập, chợ, trường học, nhà văn hóa, khu thể thao, trạm y tế, trạm cấp nước sạch, bãi xử lý rác thải... được tập trung đầu tư xây dựng theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Phát huy thành quả đạt được của hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, với quan điểm xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, Thái Bình nhanh chóng ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 4/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 11/2/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, coi trọng xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, trong đó chú trọng tập trung hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới theo Bộ Tiêu chí giai đoạn 2021-2025 đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững.

Các chương trình thực hiện như: Nhà nước và Nhân dân cùng làm, hỗ trợ vốn vay ưu đãi trong sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế… được thực hiện đồng bộ, xuyên suốt góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân vùng nông thôn, ổn định xã hội, giữ vững an ninh. Hiện Thái Bình có hàng trăm xã hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, hướng tới xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

W-a1-gd-xa-canh-tan-h-ha-0846-1.jpg
Hỗ trợ vốn vay cho hộ nghèo và gia đình chính sách phát triển kinh tế, chuyển đổi cây trồng vật nuôi là tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình.
W-a2-gd-xa-canh-tan-h-ha-tb-0880-1.jpg
Hỗ trợ vốn vay ưu đãi trong sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế được thực hiện đồng bộ, xuyên suốt góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân vùng nông thôn.
W-a3-banh-cay-truong-hang-1120-1.jpg
Duy trì, phát triển nghề làm bánh cáy truyền thống ở cơ sở sản xuất bánh cáy Trường Hằng, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, Thái Bình.
W-a4-banh-cay-truong-hang-1186-1.jpg
Sản xuất bánh cáy là nghề truyền thống lâu đời ở Đông Hưng.
W-a5-cham-bac-dog-xuan-1782-1.jpg
Làng nghề truyền thống chạm bạc Đồng Xâm, huyện Kiến Xương được duy trì và phát triển, thu hút nhiều lao động thường xuyên cũng như thời vụ, đây cũng những mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh.
W-a6-cham-bac-dong-xuan-1809-1.jpg
Nghề chạm bạc ở Đồng Xâm tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân địa phương và giúp rất nhiều gia đình có thu nhập cao.
W-a7-ng-minh-duyet-xa-minh-tan-dog-hung-1250-1.jpg
Hộ gia đình anh Nguyễn Minh Duyệt ở xã Minh Tân, huyện Đông Hưng, Thái Bình vay vốn ưu đãi phát triển nghề trồng cây cảnh đem lại thu nhập tốt, ổn định cho hộ gia đình.
W-a8-tran-thi-nhan-xa-tien-duc-h-ha-0977-1.jpg
Nhiều hộ dân ở xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà đầu tư nhà lưới trồng cây cho hiệu quả kinh tế cao.
W-a9-tran-van-ba-xa-canh-tan-h-ha-0959-1.jpg
Gia đình anh Trần Văn Ba ở xã Canh Tân, huyện Hưng Hà vay vốn ưu đãi phát triển nghề mộc dân dụng thu hút nhiều lao động địa phương.
W-a10-maeport-1512-2.jpg
Nhiều doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh góp phần giải quyết cho hàng ngàn lao động địa phương.
W-a11-maexport-1701-1.jpg
Một xưởng may xuất khẩu tại địa phương.
W-a12-1304-1.jpg
Một đường phố rộng rãi với nhiều ngôi nhà mọc lên trên địa bàn huyện Đông Hưng cho thấy sự phát triển của tỉnh.

Thu Hoài, Kim Duyên và nhóm BTV