Theo đó, các giáo viên đến từ 16 nước và vùng lãnh thổ như Anh, Đức, Pháp, Thái Lan, Lào, Đài Loan… Nhiều giáo viên dự tập huấn lần này từng có trên 5 năm dạy Tiếng Việt ở nước ngoài. Có người là giáo viên dạy tiếng Việt trong các trường học, có người dạy ở trung tâm văn hóa cho cả người lớn và trẻ em theo hình thức tự nguyện.

Tại buổi tập huấn, TS Nguyễn Thụy Anh, tác giả bộ sách giáo khoa "Chào tiếng Việt", trực tiếp trao đổi, hướng dẫn và dạy mẫu. 

TS Nguyễn Thụy Anh cho biết có những việc cha mẹ nói mãi không vào đầu trẻ nhưng với việc "học mà chơi" trẻ ghi nhớ rất sâu. Ví dụ như trẻ em Việt Nam ở nước ngoài hay nói "làm trà" chứ không nói "pha trà". Để ghi nhớ, giáo viên có thể hướng dẫn trẻ một "vũ điệu pha trà" bằng loạt hành động ngộ nghĩnh: lấy cốc, cho đường, khuấy khấy khuấy… trong tiếng nhạc vui nhộn.

Tại buổi tập huấn, một số giáo viên cho biết bản thân họ thấy cách thiết kế sách hấp dẫn và việc học tập được thực hiện qua chuối hoạt động vừa học, vừa chơi, khám phá. Không chỉ giúp trẻ em ở nước ngoài học tiềng Việt mà khơi dậy lòng yêu nước qua những điều giản dị: yêu những người thân trong gia đình, trong cộng đồng người Việt, yêu thích cảnh đẹp, món văn, văn hóa truyền thống Việt Nam.

"Chào tiếng Việt" dành cho lứa tuổi từ 6-15 có cấu trúc khác biệt với sách giáo khoa tiếng Việt trong nước, thiết kế theo câu chuyện và hành trình của nhân vật Miu Nguyễn từ Ra khơi (cấp độ 1), Khám phá (cấp độ 2), Thử thách (cấp độ 3), Kết nối (cấp độ 4), Cống hiến (cấp độ 5) đến Trưởng thành (cấp độ 6). 

Trần Văn Thường, Lê Diệu Thúy, Nguyễn Xuân Long