sáp nhập tỉnh

Định hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã.

Những con số ấn tượng của 34 tỉnh, thành khi sáp nhập đơn vị hành chính

Theo phương án vừa được Trung ương thông qua, Lâm Đồng sẽ trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất khi sáp nhập với Đắk Nông và Bình Thuận, vượt qua cả Nghệ An hiện nay. Hưng Yên trở thành tỉnh có diện tích nhỏ nhất dù sáp nhập với Thái Bình.

Ba tỉnh sáp nhập thành tỉnh lớn nhất cả nước: Kinh tế có gì đáng chú ý?

Sau khi Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận sáp nhập sẽ trở thành tỉnh có diện tích đất tự nhiên lớn nhất ở nước ta. Vậy, trước khi “về chung nhà”, kinh tế của các tỉnh này có gì đặc biệt?

Tổng Bí thư trả lời câu hỏi về lựa chọn cán bộ khi sáp nhập tỉnh, xã

Trước tâm tư của cử tri về việc lựa chọn cán bộ khi sắp xếp bộ máy, sáp nhập tỉnh, xã, không tổ chức cấp huyện, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh đây là vấn đề "then chốt của then chốt", phải chọn người đủ tầm, đủ tư duy, đủ trách nhiệm.

'Bắc Giang gắn với vải thiều, thành tên phường, xã tỉnh mình Bắc Ninh'

Sáp nhập Hải Phòng với Hải Dương lấy tên Hải Phòng và có các phường Hải Dương để thương hiệu bánh đậu xanh vẫn còn mãi. Bắc Giang gắn với thương hiệu vải thiều, nếu được đặt tên phường, xã trong tỉnh Bắc Ninh thì rất hay.

Trường hợp đặc biệt, lãnh đạo HĐND cấp tỉnh, xã không nhất thiết là đại biểu HĐND

Trong trường hợp đặc biệt, cấp có thẩm quyền được chỉ định nhân sự không phải là đại biểu HĐND giữ các chức danh lãnh đạo HĐND cấp tỉnh, cấp xã mới thành lập sau khi sáp nhập.

Bắc Giang dự kiến còn 58 xã, phường, lấy ý kiến người dân vào 20/4

Đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Bắc Giang dự kiến giảm từ 192 xuống còn 58 đơn vị (13 phường, 45 xã), tỷ lệ giảm 69,79%.

Tổng Bí thư: Không có chỗ cho cán bộ cơ hội, bon chen, lừng chừng, ngại đổi mới

Bộ Chính trị, Ban Bí thư sáng nay tổ chức tại Hà Nội hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 13. Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu chỉ đạo.

Sau sáp nhập, 6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào?

Sau khi sáp nhập các tỉnh, thành phố, nước ta sẽ có 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Trước khi sáp nhập, 6 thành phố này chiếm gần 50% GDP cả nước và đóng góp khoảng 62% vào ngân sách quốc gia.

Ông Lê Minh Hưng: Sau sáp nhập ổn định sẽ xây trung tâm hành chính mới hợp lý

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết, khi sáp nhập sẽ chọn trung tâm chính trị, hành chính của một trong số các tỉnh. Sau khi ổn định, có thể nghiên cứu xây dựng các trung tâm chính trị - hành chính mới hợp lý.

Chi tiết phương án sắp xếp bệnh viện huyện, trạm y tế xã khi bỏ cấp huyện

Phòng y tế thuộc UBND cấp huyện sẽ bị giải thể, kết thúc hoạt động; bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố cơ bản được duy trì và chuyển thành bệnh viện đa khoa khu vực.

Chuyển 100% biên chế cấp huyện về phường, xã mới sau sáp nhập

Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để bố trí biên chế cấp xã, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới.

Số cán bộ, công chức cần tinh giản khi sáp nhập TPHCM, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu

Sau khi sáp nhập TPHCM, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, TPHCM mới dự kiến có 168 phường, xã với 6.120 cán bộ, công chức và viên chức; dự kiến có 11.015 người dôi dư cần tinh giản trong 5 năm.

Sẽ có cuộc họp bàn thấu đáo việc sáp nhập TPHCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu

Bí thư Thành ủy TPHCM cho biết, trong tháng này sẽ có cuộc họp chính thức để bàn thấu đáo chuyện sáp nhập TPHCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu theo chỉ đạo từ Trung ương.

Đo khoảng cách kinh tế của Đồng Nai và Bình Phước trước khi sáp nhập

Trước khi sáp nhập tỉnh, cả Đồng Nai và Bình Phước đều là những địa phương phát triển mạnh về sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt, kinh tế Đồng Nai đạt được những con số ấn tượng trong những năm gần đây.

Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi sáp nhập tỉnh thành, bỏ cấp huyện

Theo Bộ Y tế, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, việc sắp xếp các cơ sở khám chữa bệnh phải bảo đảm duy trì, không gián đoạn; Cơ bản duy trì, giữ nguyên các cơ sở khám chữa bệnh.

Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng sáp nhập, 'siêu thành phố' ở ĐBSCL mạnh cỡ nào?

Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng sau sáp nhập sẽ trở thành ‘siêu’ thành phố ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Vậy, trước khi hợp nhất, quy mô kinh tế của 3 địa phương này như thế nào?

Bộ Chính trị hướng dẫn cách chọn nhân sự cấp tỉnh và xã khi sáp nhập

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận 150 hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.

3 Bí thư Tỉnh ủy nói về phương án sáp nhập Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hoà Bình

Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Bùi Minh Châu, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long nhấn mạnh nguyên tắc đặt sự phát triển chung của tỉnh mới sau hợp nhất; đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất.

Chi tiết tên gọi và trung tâm hành chính dự kiến của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

Theo phương án vừa được Trung ương thông qua, dự kiến cả nước có 34 tỉnh, thành gồm: 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương với tên gọi và trung tâm hành chính có nhiều thay đổi.

Thủ tướng: Sẵn sàng vận hành bộ máy mới chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7

Thủ tướng yêu cầu bộ, ngành, địa phương chuẩn bị sẵn sàng để 1/7 vận hành bộ máy mới sau khi sắp xếp, sáp nhập tỉnh, xã, không tổ chức cấp huyện theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.