Cầu Long Biên (Hà Nội) bắc qua sông Hồng được khởi công tháng 9/1898, do Pháp thiết kế và khánh thành năm 1902. Đến nay, cây cầu đã trải qua 120 năm sử dụng. 

Hàng năm, cầu được bảo dưỡng như cạo gỉ sắt, sơn lại, thay thế gia cố tà vẹt, ốc vít, vệ sinh cầu…

Hiện cầu Long Biên chỉ dành cho đường sắt, phần đường bộ dành cho xe máy và xe thô sơ. Ô tô không được qua cầu.

Cầu Long Biên là một trong 7 cây cầu bắc qua sông Hồng tại khu vực Hà Nội, nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên
Biển cấm ô tô, xe đạp thồ và biển cảnh báo cầu yếu được đặt tại 2 đầu cầu

Tuy nhiên, phần mặt cầu dành cho xe máy và xe thô sơ có nhiều đoạn gồ ghề, xập xệ. Trưa 28/5 vừa qua, nhiều người di chuyển qua cầu Long Biên đã phải dừng lại khi mặt cầu xuất hiện một lỗ thủng lớn. Phần lỗ thủng nằm ở giữa đường, chiều từ nội thành sang phía quận Long Biên, có chiều dài khoảng 1,2m, chiều rộng 0,6m.

Theo đại diện Công ty CP đường sắt Hải Hà (đơn vị quản lý, duy tu cầu Long Biên), bước đầu cơ quan chức năng nhận định nguyên nhân sự cố là kết cấu cầu Long Biên lâu ngày đã xuống cấp, việc sửa chữa, bảo dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu. Đồng thời, những ngày qua có mưa lớn khiến tình trạng xuống cấp kết cấu cầu thêm phần nghiêm trọng.

Trên mặt cầu xuất hiện nhiều ổ gà
Ngày 28/5, mặt cầu xuất hiện một lỗ thủng lớn
Đơn vị quản lý cầu đã ngay lập tức thay thế tấm bê tông bị thủng
Kết cấu mặt đường gồm các tấm bê tông xi măng bắc trên dầm thép, lớp trên cùng được thảm nhựa nên thường xuyên bị nứt dọc

Không chỉ phần mặt đường chi chít ổ gà, những khe nứt trên cầu có thể nhìn rõ nước sông Hồng chảy phía dưới khiến nhiều người đi qua đây có cảm giác bất an.

Anh Nguyễn Thắng (Long Biên) cho biết, hàng ngày anh vẫn đi qua cầu hai lượt để vào nội thành Hà Nội và trở về nhà. Khi đi qua những đoạn ổ gà, nhìn thấy khe nứt trên mặt cầu, anh Thắng thấy khá lo sợ.

Bề mặt xuất hiện lỗ hổng to, vết nứt dài thấy rõ nước dưới lòng sông Hồng
Phần tường lan can cầu 
Một số thanh gỗ trên đường ray tàu hoả bị mục ruỗng
Kết cấu thép gỉ sét

Đình Hiếu