- Các đại gia ở miền Tây được sự "giúp sức" của nguyên Giám đốc Vietcombank (VCB) Tây Đô đã lừa đảo chiếm đoạt, gây thiệt hại cho ngân hàng này hơn 1.440 tỷ đồng.

VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Nguyễn Minh Chuyển (52 tuổi, nguyên Giám đốc Vietcombank Tây Đô); Trần Anh Huy (45 tuổi, nguyên Trưởng phòng Tín dụng) Nguyễn Hữu Nghĩa (46 tuổi, nguyên cán bộ) cùng về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".

Các bị can Võ Vũ Bình (43 tuổi), Nguyễn Hùng Cường (46 tuổi), Nguyễn Công Chừng (35 tuổi), Trang Hồng Sơn (35 tuổi), Võ Hoàng Thám (30 tuổi), Trịnh Minh Tú (53 tuổi), Nguyễn Thanh Hùng (49 tuổi), Vưu Minh Tuấn (54 tuổi), Cao Hoàng Thám (33 tuổi), Trần Văn Anh Duy (45 tuổi) là nguyên Giám đốc các doanh nghiệp bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

{keywords}
Trụ sở VCB Tây Đô. Ảnh: PLO

Gây thiệt hại hơn 1.440 tỷ đồng

Trong các bị can trên, ông Chuyển bị cáo buộc người tổ chức, chủ mưu và thực hiện hành vi vi phạm quy định về hoạt động cho vay, gây thiệt hại hơn 1.440 tỷ đồng cho VCB Tây Đô. Ngoài ra, ông Chuyển đã thực hiện hành vi lợi dụng, chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho VCB Tây Đô hơn 86 tỷ đồng.

Cụ thể, từ năm 2010 đến tháng 12/2014, Chuyển và các cán bộ VCB Tây Đô đã có hành vi lập hồ sơ, thẩm định, phê duyệt, giải ngân, kiểm tra giám sát vốn vay đối với 57 hợp đồng tín dụng cho 43 doanh nghiệp thuộc 6 nhóm khách hàng gồm: Nam Sông Hậu, Du lịch Đại Dương, Cơ khí Tây Đô, An Đô, Thép Đông Dương và Trường Nguyên với tổng số tiền giải ngân hơn 2.476 tỉ đồng vay vốn, đến nay không có khả năng thu hồi.

Thủ đoạn lừa đảo của đại gia miền Tây 

Trong các bị can nói trên, Nguyễn Thanh Hùng là người lừa đảo chiếm đoạt tiền của VCB Tây Đô hơn 370 tỷ đồng.

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, năm 1999, Hùng thành lập và làm GĐ đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Hoa Tân, chuyên kinh doanh về gỗ.

Quá trình sản xuất, kinh doanh, do có nhu cầu mở rộng sang nuôi cá tra, sản xuất thức ăn nuôi cá, xây dựng, hạt nhựa và phân bón nên Hùng lập và mua thêm 9 công ty mới gồm: Phong Phú, An Đô, Đại Tân, Mekong Delta, Tường Phát, Thuận Thiên, Mekong Vina, Thắng Lợi và Bình Hưng. Các công ty này, Hùng nhờ người thân, bạn bè và nhân viên làm thuê giữ chức GĐ, thành viên góp vốn.

Từ khoảng tháng 10/2011, do kinh doanh cá tra, cá ba sa và thức ăn chăn nuôi cá bị thua lỗ; các khoản vay trước đó của 4 công ty Phong Phú, An Đô, Mekong Delta và Mekong Vina đang dư nợ và đã hết hạn mức rút vốn tại VCB Tây Đô.

Để tiếp tục sản xuất, kinh doanh; đồng thời trả nợ cho các khoản vay đến hạn của 4 công ty nói trên, được sự đồng ý của Chuyển nên Hùng đã chỉ đạo GĐ, kế toán của 5 công ty còn lại lập khống hồ sơ vay vốn của VCB Tây Đô thông qua 12 hợp đồng tín dụng ngắn hạn, lừa đảo chiếm đoạt số tiền nói trên.

{keywords}
Bị can Vũ Võ Bình. Ảnh: Công an TPHCM

Chủ khách sản nổi tiếng Cần Thơ chiếm đoạt hơn 107 tỷ 

Đối với bị can Võ Vũ Bình – chủ khách sạn nổi tiếng ở Cần Thơ, ông này bị cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt hơn 107 tỷ đồng của VCB Tây Đô.

Theo đó, Vũ Bình làm chủ 3 doanh nghiệp gồm: Công ty Du lịch Đại Dương, Hồng Sơn, Hoàng Thuận Phát. Trong 3 công ty của Vũ Bình thì công ty Du Lịch Đại Dương được thành lập vào năm 2007 và ông này làm Chủ tịch HĐTV.

Từ khi thành lập, công ty này chỉ hoạt động cầm chừng, nguồn thu chủ yếu là nhà hàng Cổ thành Tây Đô và khách sạn Vũ Bình.

Từ năm 2012 đến nay không kinh doanh. Tháng 8/2012, Vũ Bình đại diện công ty Đại Dương ký hợp đồng tín dụng với Chuyển, vay 60 tỷ đồng của VCB Tây Đô để bổ sung vốn lưu động phục vụ nuôi cá tra. Vũ Bình được VCB Tây Đô giải ngân hơn 59,9 tỷ đồng. Tài sản thế chấp là bất động sản có trị giá hơn 17 tỷ đồng.

Sau khi được giải ngân, Vũ Bình không nuôi cá tra; không mua nguyên liệu nuôi cá và cá file như trong phương án sản xuất kinh doanh.

Trong số tiền được giải ngân, Vũ Bình sử dụng khoảng 35.5 tỷ đồng chuyển qua nhóm Trường Nguyên do Lê Tùng Huy làm chủ để mua đất tại khu vực Cồn Khương (khu vực có nhiều biệt thự "khủng" ở  Cần Thơ – PV) và thanh toán nợ vay đến hạn của công ty Đại Dương tại VCB Tây Đô.

Tháng 3/2013, đại gia này tiếp tục đại diện công ty Đại Dương ký hợp đồng tín dụng với Chuyển vay 60 tỷ đồng.

Lần này, Vũ Bình sử dụng các hoá đơn, chứng từ khống của các công ty do Lê Thanh Hùng làm chủ để làm hồ sơ vay, rút vốn và được VCB Tây Đô giải ngân 2 lần với hơn 146 tỷ đồng.

Một năm sau, do thời điểm hợp đồng tín dụng hết hiệu lực nên Vũ Bình chỉ đạo kế toán của công ty lập khống các chứng từ kế toán, báo cáo tài chính năm 2013 và phương án kinh doanh năm 2014 để làm hồ sơ vay vốn. Sau khi nhận hồ sơ vay, bằng sự “giúp sức” của Chuyển và Huy ngày 24/3/2014, Vũ Bình được cho vay 60 tỷ đồng, mục đích bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.

Theo cáo trạng, số dư nợ của công ty Đại Dương tại VCB liên quan đến hợp đồng tín dụng ngày 24/3/2014 là hơn 59 tỷ đồng đã quá hạn và mất khả năng thanh toán. Trong đó, tài sản thế chấp vay vốn là hơn 23 tỷ đồng. Vì vậy, Vũ Bình đã chiếm đoạt hơn 36 tỷ đồng. Sau khi bị khởi tố, đại gia này đã bàn giao tài sản và khắc phục tổng số tiền hơn 26 tỷ, khi thẩm định lại thì chỉ có giá trị hơn 20 tỷ.

Thế chấp 200 triệu được cho vay 15 tỷ

Cáo trạng cũng xác định, Vũ Bình đã nhờ cháu ruột là Trang Hồng Sơn thành lập công ty Hồng Sơn để vay vốn tại VCB Tây Đô với số tiền 60 tỷ đồng với mục đích thương mại sắt thép, nhưng thực tế không có hoạt động kinh doanh. Sơn đã sử dụng hóa đơn GTGT khống của các công ty Minh Tú, Thép Đông Dương, Vật Liệu Xanh, Cơ khí Tây Đô.. để được giải ngân.

Tài sản mà Sơn dùng thế chấp ngân hàng hơn 3,2 tỷ đồng…Tiếp đến, Bình nhờ cháu ruột Võ Hoàng Thám thành lập công ty và thế chấp tài sản trị giá chỉ trên 200 triệu đồng nhưng được vay số tiền lên tới 15 tỷ đồng tại VCB Tây Đô.

Với số nợ khủng này, ông Thám đã bị mất cân đối, không khả năng thanh toán nợ. VCB Tây Đô đã phát mãi, thanh lý thu được chỉ 198 triệu đồng. VKSND Tối cao xác định, các bị can Bình, Sơn và Võ Hoàng Thám đã chiếm đoạt của VCB Tây Đô hơn 107 tỷ đồng.

Đến nay, VCB Tây Đô đã thu hồi được hơn 29 tỷ đồng và tài sản thế chấp còn lại được định giá hơn 20 tỷ. “Bị can Sơn và Thám không được hưởng lợi trong số tiền chiếm đoạt, do đó Vũ Bình phải bồi thường cho VCB Tây Đô hơn 85 tỷ đồng”, cáo trạng cáo buộc.

Ngoài ra, cáo trạng xác định, Nguyễn Công Trừ lừa đảo chiếm đoạt hơn 44 tỷ đồng chuyển cho bị can Nguyễn Hùng Cường sử dụng.

Bị can Cao Hoàng Thám giúp Vương Minh Tuấn lập hàng loạt chứng từ khống để chiếm đoạt hơn 291 tỷ đồng. Bị can Trịnh Minh Tú chiếm đoạt hơn 35 tỷ; Trần Văn Anh Duy chiếm đoạt hơn 6,8 tỷ đồng và chuyển lại cho bị can Minh Tuấn.

Cáo trạng xác định bị cáo Trần Anh Huy là người tổ chức và thực hiện hành vi phạm quy định về hoạt động cho vay, gây thiệt hại hơn 1.400 tỷ đồng. Bị can Nguyễn Hữu Nghĩa gây thiệt hại hơn 398 tỷ đồng.

Trong các bị can nói trên thì Vưu Minh Tuấn đã bỏ trốn. 

Tình tiết bất ngờ vụ bắt nguyên GĐ thuỷ sản ở miền Tây

Tình tiết bất ngờ vụ bắt nguyên GĐ thuỷ sản ở miền Tây

Cơ quan ANĐT cho biết, đang điều làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nguyên GĐ công ty thuỷ sản miền Tây.

Cán bộ ngân hàng tiếp tay cho GĐ thuỷ sản ‘phù phép’ hàng trăm tỉ

Cán bộ ngân hàng tiếp tay cho GĐ thuỷ sản ‘phù phép’ hàng trăm tỉ

Các cán bộ ngân hàng được xác định là cánh tay đắc lực để giám đốc thuỷ sản ở miền Tây vay vốn hàng trăm tỉ đồng rồi sử dụng sai mục đích.

'Bộ sậu' ngân hàng gây thất thoát 304 tỷ tại Cần Thơ đối diện với mức án nào?

'Bộ sậu' ngân hàng gây thất thoát 304 tỷ tại Cần Thơ đối diện với mức án nào?

VKSND TP Cần Thơ vừa ra cáo trạng vụ án “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại một ngân hàng, chi nhánh Cần Thơ.

Kẽ hở 'chết người' của Eximbank trong vụ nữ đại gia mất 245 tỷ

Kẽ hở 'chết người' của Eximbank trong vụ nữ đại gia mất 245 tỷ

Có 4 cán bộ ngân hàng Eximbank chi nhánh TP.HCM bị khởi tố trong vụ khách hàng mất 245 tỷ đồng cho thấy một loạt sai phạm nghiêm trọng tại đây.

Vụ mất 245 tỷ đồng tiết kiệm: Bắt 2 nữ cán bộ Eximbank chi nhánh TP.HCM

Vụ mất 245 tỷ đồng tiết kiệm: Bắt 2 nữ cán bộ Eximbank chi nhánh TP.HCM

Tổ công tác Bộ Công an trưa nay đã bắt 2 nữ cán bộ Chi nhánh ngân hàng Eximbank tại TP.HCM sau khi tiến hành khám xét trụ sở.

Hoài Thanh