Theo báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện Cao Phong (Hòa Bình), từ đầu năm đến nay, đàn vật nuôi trên địa bàn phát triển ổn định, không xảy ra dịch bệnh lớn.

Hiện, toàn huyện huyện có trên 6,2 nghìn con, đàn bò hơn 2 nghìn con, đàn lợn 13,7 nghìn con, đàn dê trên 2,2 nghìn con, đàn chó 4,7 nghìn con.

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Nếu xảy ra các dịch bệnh như: Lở mồm long móng, dịch tả lợn châu Phi… người chăn nuôi lợn không những bị ảnh hưởng lớn đối với sản xuất, thị trường sản phẩm mà trạng thái tinh thần của bà con sẽ bất ổn.

Ngành chăn nuôi huyện đã khẩn trương triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, bùng phát trở lại.

Khuyến cáo địa phương trong huyện, khẩn trương phối hợp với trạm Thú y và cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp phòng dịch chủ động, tập trung chỉ đạo công tác tiêm phòng các loại vắc xin vụ xuân – hè.

Để triển khai công tác tiêm phòng vắc xin vụ xuân – hè cho đàn vật nuôi đạt kết quả cao, UBND huyện Cao Phong đã chỉ đạo ngành chức năng, các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch và tập trung triển khai tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi.

Sáng 9/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hòa Bình đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh và tiêm vắc-xin vụ xuân – hè cho đàn vật nuôi trên địa bàn huyện Cao Phong.

Phòng NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết một số khó khăn trong công tác phòng, chống dịch bệnh và triển khai tiêm vắc-xin cho đàn vật nuôi như:

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật của một số xã chưa thực sự quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ.

Tại một số địa phương, ý thức chấp hành của người dân đối với phòng bệnh cho vật nuôi chưa cao.

Sau sáp nhập xã, nhiều nhân viên thú y xã nghỉ việc dẫn tới công tác tổ chức thực hiện tại cơ sở gặp nhiều khó khăn.

Công tác kiểm soát giết mổ bị bỏ ngỏ sau sáp nhập trạm CN&TY nên nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh và mất an toàn thực phẩm.

Đoàn kiểm tra đề nghị địa phương tăng cường chỉ đạo công tác triển khai tiêm phòng cho vật nuôi vụ xuân - hè năm 2021, huy động mọi lực lượng và nguồn lực để tập trung hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng, đảm bảo kế hoạch đề ra.

Đối với các địa phương có tỷ lệ tiêm phòng thấp, ngành chuyên môn đề nghị cần triển khai tiêm bổ sung đảm bảo tối thiểu 80% tổng đàn.

Minh Phúc