Theo ông Trần Thế Cương, đến nay, Hà Nội đã hoàn thành công tác rà soát toàn bộ mạng lưới trường học trên địa bàn đến năm 2030, hướng đến 2045.

Tính đến tháng 6/2022, toàn thành phố Hà Nội có 2.486 trường với 70.299 lớp; hơn 2,2 triệu học sinh, 138.090 giáo viên và hơn 72 nghìn lớp học.

Về công tác đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và học tập, ông Cương cho hay, năm học 2021-2022, trên địa bàn thành phố có 51 trường được xây dựng và thành lập mới với tổng mức đầu tư khoảng 2.885 tỷ đồng; cải tạo, sửa chữa được 605 trường với tổng kinh phí hơn 5.000 tỷ đồng.

Hà Nội cũng bố trí 1.464 tỷ đồng bằng nguồn ngân sách của thành phố và các quận, huyện, thị xã để mua sắm, bổ sung trang thiết bị dạy học tối thiểu cho các trường trực thuộc.

Triển khai công tác đầu tư, ông Cương cho biết Hà Nội xác định sẽ đầu tư, xây dựng 5 trường liên cấp tiên tiến, hiện đại, có diện tích từ 5 ha trở lên, ở 5 cửa ngõ của Thủ đô.

Để triển khai công tác dạy và học thời gian tới, Hà Nội đã dành 20.913 tỷ đồng dự kiến trong định mức để xây dựng, nâng cấp, tu bổ và đặc biệt là xây dựng mới 653 trường học.

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 12/8, qua điểm cầu trực tuyến.

Kiến nghị thêm phó hiệu trưởng

Ông Cương cũng kiến nghị Chính phủ xem xét trường hợp đặc thù của Hà Nội theo Nghị định 120 về quy định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập với quy định mỗi cơ sở giáo dục không quá 2 cấp phó. Theo ông Cương, một số trường chuyên, trường trọng điểm quốc gia, rồi một số địa bàn dân cư đông nên tỷ lệ các trường có từ 45 lớp học trở lên rất nhiều.

“Việc mỗi trường chỉ có không quá 2 phó hiệu trưởng sẽ rất khó khăn trong quá trình tổ chức, chỉ đạo, điều hành”. Do đó, ông Cương kiến nghị Chính phủ xem xét, nên chăng với những trường từ 45 lớp trở lên có thể 3 phó hiệu trưởng.

Về công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia và trường chất lượng cao, ông Cương cho hay, tính đến tháng 6/2022, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn thành phố Hà Nội đạt 65,3%, trong đó trường công lập đạt 79%.

“Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt tại một số quận nội thành, nhu cầu về việc học tập của học sinh là rất lớn, một số địa bàn quá tải học sinh, Sở GD-ĐT kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét cho phép Hà Nội có cơ chế đặc thù, đó là cho phép tính diện tích sàn sử dụng/học sinh, thay cho diện tích đất/học sinh - trong việc công nhận trường chuẩn quốc gia”, ông Cương nói.

Người đứng đầu ngành giáo dục Hà Nội cũng kiến nghị Bộ GD-ĐT cho phép xây dựng và sử dụng các tầng hầm dựa trên nguyên tắc đảm bảo an toàn cho học sinh, bố trí cho học sinh ở các tầng thấp và cán bộ giáo viên làm việc ở các tầng cao.

'Lương giáo viên thì Bộ trưởng GD-ĐT không quyết định được...'

'Lương giáo viên thì Bộ trưởng GD-ĐT không quyết định được...'

Phó Thủ tướng cho rằng cần thông cảm với khó khăn của ngành giáo dục bởi Bộ trưởng GD-ĐT không có thẩm quyền quyết định lương giáo viên và cũng không giải quyết được yêu cầu đủ giáo viên, trường lớp.
Sắp ban hành Thông tư sửa đổi về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên

Sắp ban hành Thông tư sửa đổi về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay, ít ngày nữa sẽ ký ban hành các thông tư sửa đổi về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông.
Sửa quy định bổ nhiệm và xếp lương, giáo viên trót 'tụt hạng' sẽ ra sao?

Sửa quy định bổ nhiệm và xếp lương, giáo viên trót 'tụt hạng' sẽ ra sao?

Những giáo viên bị tụt hạng vì thiếu bằng thạc sĩ hoặc bất cứ lý do gì theo chùm thông tư 01,02,03,04, liệu có được phục hồi hạng cũ khi thông tư mới mà Bộ GD-ĐT đang xây dựng được thông qua?