Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM vừa đề xuất tạm dừng việc triển khai thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án metro số 5.
Nội dung đề xuất trên được Ban Quản lý đường sắt đô thị (MAUR) đề cập trong báo cáo gửi Sở Giao thông Vận tải TPHCM về tình hình thực hiện các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố.
Theo MAUR, tuyến metro số 5 - giai đoạn 1 (ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn) đang ở công tác lập chủ trương đầu tư. Dự án có tổng chiều dài 8,9km đi qua địa bàn quận Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh với 7 ga ngầm và 1 ga trên cao.
Chính phủ Tây Ban Nha, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) làm nhà tài trợ. Tổng mức đầu tư dự kiến hơn 40.000 tỷ đồng (tương đương gần 1.571 triệu Euro). Trong đó, vốn vay ODA là 1.100 triệu Euro do TPHCM vay lại 100%; vốn đối ứng của thành phố là hơn 12.012 tỷ đồng (tương đương gần 471 triệu Euro).
MAUR cho biết đến nay, Hội đồng thẩm định nhà nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực) đã có ý kiến về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. MAUR cũng đã phê duyệt dự toán gói thầu thuê tư vấn thẩm tra phục vụ công tác thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước.
Ngày 14/8/2023, UBND TPHCM đã gửi hồ sơ chi phí thuê tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án để Bộ Kế hoạch và Đầu tư có cơ sở thực hiện các bước tiếp theo.
“Như vậy, MAUR đã hoàn tất các nội dung cần thiết để có thể triển khai lựa chọn tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho dự án tuyến metro số 5 - giai đoạn 1. Tuy nhiên, từ tháng 8/2023 đến nay (hơn 9 tháng), Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn chưa hoàn tất việc kiện toàn Hội đồng thẩm định nhà nước và lựa chọn tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi” - văn bản của MAUR nêu rõ.
Do đó, trên cơ sở tình hình thực tế liên quan trong việc triển khai công tác chuẩn bị dự án và Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, MAUR báo cáo UBND TPHCM xem xét, đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tạm dừng việc triển khai thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi do các vấn đề về sơ bộ tổng mức đầu tư, nguồn vốn và tiến độ triển khai thực hiện.
Theo quy hoạch, hệ thống đường sắt đô thị TPHCM có 8 tuyến metro xuyên tâm và vòng khuyên với chiều dài khoảng 172,6km và 3 tuyến đường sắt đô thị loại hình khác (tramway, monorail) với chiều dài khoảng 56,5km để kết nối các trung tâm chính của thành phố.
Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã cơ bản hoàn thành và dự kiến được đưa vào khai thác trong năm nay. Tuyến metro số 2 - giai đoạn 1 (Bến Thành - Tham Lương) đang chuẩn bị mặt bằng cho công tác xây dựng, dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2030. Tuyến metro số 5 (giai đoạn 1) đang thực hiện các thủ tục chủ trương đầu tư. Các tuyến còn lại đều chưa xác định chủ trương đầu tư.
Hiện nay, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đang hoàn thiện hồ sơ đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, đề xuất phát triển 8 tuyến đường sắt đô thị xuyên tâm, 1 nhánh đường sắt ngoại ô (kéo dài tuyến đường sắt đô thị số 2 về phía khu đô thị Tây Bắc Củ Chi), 2 tuyến đường sắt đô thị vành đai và 1 tuyến (LRT) dọc đại lộ Đông Tây và sông Sài Gòn.
Tổng cộng chiều dài dự kiến đường sắt đô thị tại TPHCM khoảng 558,7km, đảm bảo mục tiêu theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tuyến metro số 5 giữ vị trí quan trọng trong hệ thống đường sắt đô thị TPHCM giúp kết nối với đường Nguyễn Văn Linh, cao tốc Bến Lức – Long Thành cần gần 3,7 tỷ USD.
Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM vừa có tờ trình “khẩn” gửi UBND TP.HCM về chủ trương đầu tư dự án đường sắt đô thị số 5 (Metro số 5) giai đoạn 1 (Ngã tư Bảy Hiền – Cầu Sài Gòn).
Đại diện Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, từ 8h sáng 8/8, metro Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao sẽ chính thức vận hành thương mại phục vụ hành khách.