Có lịch sử phát triển khá dài và được ứng dụng rộng rãi, song cho đến nay còn nhiều tranh luận về việc sử dụng phương pháp phân tích nội dung trong các nghiên cứu báo chí, truyền thông. Đối tượng chủ yếu sử dụng phương pháp này là các nhà nghiên cứu truyền thông chuyên nghiệp ở Việt Nam, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh.

Việc vận dụng phương pháp này hiện nay thường chưa thống nhất, còn nhiều tranh luận và những quan điểm khác biệt giữa các nhà nghiên cứu trong nước. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu, tính khách quan, chính xác... mà còn khiến nhà nghiên cứu khó xác định được hướng đi đúng đắn.

Nhằm xây dựng cơ sở lý luận, phân tích các quan điểm tiếp cận đa chiều với việc áp dụng phương pháp phân tích nội dung, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp với tác giả Dương Thị Thu Hương xuất bản cuốn sách chuyên khảo Phương pháp phân tích nội dung truyền thông - lý luận và thực tiễn.

z5468760215334_23b9cacd4bbc021bc191528bc5dcb4fa.jpg
Cuốn sách "Phương pháp phân tích nội dung truyền thông - lý luận và thực tiễn". Ảnh: NXB TTTT

Nội dung cuốn sách không chỉ dừng lại ở trình bày tổng quan, bàn về cơ sở lý luận, phương pháp tiếp cận mà còn hướng tới xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn.

Cuốn sách gồm 4 chương:

- Khái niệm, đặc điểm phương pháp phân tích nội dung truyền thông.

- Lịch sử và quá trình phát triển phương pháp phân tích nội dung truyền thông.

- Tổng quan cơ sở lý luận phương pháp phân tích nội dung truyền thông.

- Các bước phân tích và kỹ thuật phân tích nội dung truyền thông.

Đại diện Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông cho biết, cuốn sách rất hữu ích cho các nhà nghiên cứu, sinh viên... muốn tìm hiểu sâu về phương pháp nghiên cứu truyền thông nói chung và phương pháp phân tích nội dung truyền thông nói riêng.

Cuộc cách mạng 4.0 và giáo dục khai phóng kiểu MỹCuốn sách 'Làn sóng thứ 5 - Giáo dục khai phóng kiểu Mỹ' của tác giả Michael M. Crow và William B. Dabars được đúc kết từ nhiều lĩnh vực như thiết kế, kinh tế, công nghệ, xã hội học... dành cho độc giả quan tâm đến tương lai của giáo dục đại học.